Tổng công ty 36 được 'tư nhân hoá' ra sao?

Nghi Điền - 27/12/2017 13:58 (GMT+7)

Chưa tới 2 năm sau cổ phần hoá, ông Nguyễn Đăng Giáp cùng người nhà sở hữu gần 60% vốn của Tổng công ty 36.

VNF
Vốn điều lệ của Tổng công ty 36 là 430 tỷ đồng, chia thành 43 triệu cổ phần.

Công ty 'họ 36'

Theo phương án cổ phần hoá được phê duyệt ngày 22/2/2016, vốn điều lệ của Tổng công ty 36 là 430 tỷ đồng, chia thành 43 triệu cổ phần, trong đó Nhà nước chiếm 40%, bán ưu đãi người lao động 7,79%; bán cho nhà đầu tư chiến lược 42,21% và bán đấu giá công khai (IPO) 10%.

Ngày 14/4/2016, phiên IPO 4,3 triệu cổ phần của Tổng công ty 36 diễn ra thành công. Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện là pháp nhân đấu trúng phần lớn (4,25 triệu cổ phần, tỷ lệ 9,87%) với đơn giá 15.102 đồng/cổ phần.

Trước đó, theo phương án cổ phần hoá, hai cổ đông chiến lược được xác định là Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc mua 14,152 triệu cổ phần (32,9% vốn) và Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Anh Quân mua 4 triệu cổ phần (9,3%). Đơn giá bán cho hai nhà đầu tư chiến lược là 10.000 đồng/cổ phần, bằng 2/3 mức đấu giá trong phiên IPO.

Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc được thành lập từ năm 2003, với các cổ đông sáng lập đều là người nhà của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty 36 Đại tá Nguyễn Đăng Giáp, bao gồm các ông Nguyễn Đăng Hùng, Nguyễn Đăng Hiếu, Nguyễn Văn Hiền và vợ ông Hiền là bà Hà Thanh Vân.

Mới đây, ngày 19/12, Trường Lộc đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Đăng Hiền chiếm 87%, bà Hà Thanh Vân có 8,75%. Hai ông Nguyễn Đăng Hiếu và Nguyễn Đăng Hùng đã chuyển nhượng cổ phần.

Về phần mình, Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Anh Quân được thành lập năm 2008, có trụ sở tại TP Vinh, Nghệ An, với các cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Đăng Ngọ (em trai ông Nguyễn Đăng Giáp), bà Phạm Thị Thu Hiền và một thể nhân khác là Nguyễn Thúc Kiều.

Vốn điều lệ của Anh Quân ở mức 70 tỷ đồng, trong đó ông Ngọ nắm 40%, bà Hiền sở hữu 50%. Địa chỉ khai báo trong hồ sơ thuế của cả hai thể nhân này đều là Khối 12, P. Lê Lợi, TP. Vinh, Nghệ An.

Cổ phần chi phối

Đầu tháng 6/2017, Tổng công ty 36 phát hành 57 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng.

Trong tổng số 50,6 triệu cổ phiếu phát hành thành công, theo số liệu công bố tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy ông Nguyễn Đăng Giáp và người nhà mua phần lớn.

Cụ thể, ông Nguyễn Đăng Giáp đăng ký mua 15,1 triệu quyền mua, mua thành công 9,28 triệu quyền mua và sở hữu 12,3 triệu cổ phiếu Tổng công ty 36.

Em trai ông Giáp là ông Nguyễn Văn Hiền mua thành công 7,25/7,55 triệu quyền mua đăng ký, nâng số lượng cổ phần sở hữu từ 0 đơn vị lên 9,61 triệu cổ phần.

Các người em trai còn lại của ông Nguyễn Đăng Giáp cũng mua thành công lượng lớn cổ phiếu. Số lượng cổ phần của ông Nguyễn Đăng Hùng sau khi Tổng công ty 36 tăng vốn là 1,6 triệu cổ phần, của ông Nguyễn Đăng Trung là 4,2 triệu cổ phần, ông Nguyễn Đăng Hiếu là 0,73 triệu cổ phần, ông Nguyễn Đăng Thuận là 0,5 triệu cổ phần.

Tổng cộng sáu anh em ông Nguyễn Đăng Giáp sở hữu 28,76 triệu cổ phần Tổng công ty 36. Trước đó các thể nhân này có cổ phần không đáng kể tại đây.

Về phần hai cổ đông chiến lược đều liên quan tới các em trai của ông Nguyễn Đăng Giáp, Công ty Trường Lộc dù đăng ký bán bớt quyền mua song vẫn tăng số lượng cổ phần từ 14,152 triệu cổ phần lên 21,33 triệu cổ phần.

Không có thông tin công bố từ Công ty Anh Quân. Nếu doanh nghiệp này giữ nguyên 4 triệu cổ phần (không đăng ký mua thêm trong đợt phát hành), thì tổng khối lượng cổ phần mà ông Nguyễn Đăng Giáp cùng các cá nhân, pháp nhân liên quan sở hữu lên tới khoảng 54 triệu đơn vị, chiếm 58% vốn của Tổng công ty 36.

Ngoài ra, theo Cáo bạch phát hành cổ phiếu 2017, ông Nguyễn Đăng Giáp đại diện Nhà nước sở hữu 6,88 triệu cổ phần, ông Nguyễn Đăng Thuận đại diện Nhà nước nắm 2,58 triệu cổ phần. Từ cuối tháng 8/2017, số cổ phần được uỷ quyền của ông Nguyễn Đăng Thuận tăng lên mức 12 triệu cổ phần sau khi ông Nguyễn Thanh Giang nghỉ hưu theo chế độ.

Theo Báo cáo quản trị 6 tháng cuối năm 2016 của Tổng công ty 36, ngoại trừ vợ đã nghỉ hưu và hai con gái (một kinh doanh tự do, một là sinh viên), các thành viên gia đình ông Nguyễn Đăng Giáp đều làm việc và đa số nắm chức vụ quan trọng tại Tổng công ty 36.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Hiền là Thành viên HĐQT; ông Nguyễn Đăng Trung là Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ, đồng thời là Giám đốc Công ty 36.66; ông Nguyễn Đăng Thuận là Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ, và là Giám đốc Công ty 36.67; ông Nguyễn Đăng Hùng là Giám đốc Công ty Cổ phần 36.62; ông Nguyễn Đăng Hiếu là Giám đốc Công ty 36.65. 

Ngoài ra, con gái thứ của ông Giáp là bà Nguyễn Thị Thu An (SN 1987) hiện đang là Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, nơi người em Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1991), thể nhân từng đứng tên góp 100 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần 36 Land, đang làm nhân viên dưới quyền.

Theo Nhà Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc tuần giao dịch trong sắc xanh, khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên đóng phiên trên mốc 40.000 điểm, các chỉ số chính khác cũng ghi nhận mức tăng hàng tuần.

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

(VNF) - VDSC cho rằng triển vọng lạc quan về hoạt động của ngành F&B trong năm 2024 vẫn chưa phản ánh đầy đủ lên diễn biến giá cổ phiếu F&B. Khi giá nông sản xác nhận xu hướng giảm trong năm 2024, giá cổ phiếu F&B sẽ cao hơn trong 12 tháng tới, quý II sẽ là thời điểm vàng để mua vào.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Đây là doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái Apec Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên.

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

(VNF) - Để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đồng thời chinh phục mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược hàng đầu thế giới để sẵn sàng thay đổi, nâng cao năng lực để phát triển ngay từ sớm.

 'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

(VNF) - Báo cáo mới nhất của VEPR chỉ ra, tín dụng có dấu hiệu đông cứng khi tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 thấp nhất trong 10 năm qua dù lãi suất cho vay đã hạ rất thấp. Trong khi đó, số DN rút lui khỏi thị trường cao gấp 1,5 lần so với doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

(VNF) - Super Hi International, công ty điều hành chuỗi nhà hàng lẩu Trung Quốc Haidilao trên thị trường quốc tế, đã phát hành cổ phiếu công khai lần đầu tại Mỹ vào ngày 16/5.

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

(VNF) - Được xây dựng giữa trung tâm TP. Đà Nẵng nhưng bãi đỗ xe thông minh số 166 Hải Phòng với 173 vị trí đỗ xe chỉ lác đác được mấy xe vào gửi. Nguyên nhân chính khiến bãi đỗ xe này ế khách là do giá quá cao.

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

(VNF) - Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR, lại lịch sử để thấy rằng không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC, chênh lệch giá vàng vẫn có những giai đoạn dài được kiểm soát, giá vàng trong nước và thế giới đồng pha gần như tuyệt đối.

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

(VNF) - Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái vừa được Bắc Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 75ha tại huyện Hiệp Hoà.

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

(VNF) - Kinh tế số đã chứng minh khả năng phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Với sự phát triển của các công nghệ mới như AI, 5G và Internet vạn vật (IoT), kinh tế số sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới và khẳng định vị thế là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.