'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh để có được phương án bồi thường, hỗ trợ tốt nhất khi thu hồi đất của Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Hạ Long (Công ty Đóng tàu Hạ Long) và Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân (Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân) để thực hiện Dự án Đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn”, ông Cao Thành Đồng, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) chia sẻ trên báo giới.
Trên thực tế, công tác bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất của 2 đơn vị thành viên tại Quảng Ninh đang là nỗi lo lắng lớn của lãnh đạo SBIC. Kể từ tháng 7/2020 - thời điểm Công ty Đóng tàu Hạ Long và Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ từ UBND tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo SBIC đã liên tục gửi văn bản tới Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Bộ Tài chính đề nghị trợ giúp.
Theo đó, đối với trường hợp bị thu hồi đất của Công ty Đóng tàu Hạ Long, SBIC muốn Bộ GTVT có ý kiến để UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND TP. Hạ Long có phương án bồi thường bổ sung cho các hạng mục công trình, thiết bị chưa được bồi thường theo nguyên tắc bảo toàn vốn của doanh nghiệp nhà nước và đảm bảo thu hồi tối đa giá trị tài sản nhà nước, hoàn trả cho Quỹ tích lũy trả nợ Bộ Tài chính.
Cũng với những nguyên tắc trên, SBIC đề nghị bộ chủ quản kiến nghị với địa phương sớm hoàn thiện hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng để chi trả cho Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân đối với các tài sản bị ảnh hưởng, kể cả các công trình mà đơn vị này thi công dở dang, chưa được nghiệm thu, hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ để có thể thu hồi vốn đầu tư, tránh thất thoát, một phần hoàn trả tổ chức tín dụng.
Trước đó, Công ty Đóng tàu Hạ Long đã nhận được Quyết định thu hồi đất số 7412/QĐ-UBND ngày 30/7/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh với diện tích đất thu hồi là 27.262 m2 để giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Từ ngày 12/8/2020, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của TP. Hạ Long bắt đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng, phá dỡ tường rào và các công trình liên quan tại Công ty Đóng tàu Cái Lân. Đến ngày 17/11//2020 - thời điểm SBIC gửi Văn bản số 1442/CNT-KH&ĐT tới Bộ GTVT, việc giải phóng mặt bằng tại Công ty Đóng tàu Hạ Long đã được thực hiện xong.
Lãnh đạo SBIC cho biết, vào cuối tháng 7/2020, UBND TP. Hạ Long đã có phương án bồi thường theo Quyết định số 7390 cho Công ty Đóng tàu Hạ Long với giá trị bồi thường là 17,2 tỷ đồng đối với diện tích đất thu hồi là 27.262 m2 và 3/26 hạng mục xây dựng, 5 hạng mục thiết bị trên đất bị thu hồi.
Với Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, công tác bồi thường thu hồi đất phục vụ Dự án Đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn thậm chí còn phức tạp hơn.
Ông Đào Việt Phong, Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân cho biết, tổng diện tích của đơn vị bị UBND TP. Hạ Long thu hồi là 19.363 m2/561.052 m2 được UBND tỉnh Quảng Ninh cho thuê trong thời hạn 50 năm (từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2052) để phục vụ phát triển cụm công nghiệp tàu thủy.
Trên diện tích đất bị thu hồi, Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân và Ban Giải phóng mặt bằng Dự án Đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đã tiến hành đo đạc, kiểm đếm các công trình liên quan và thống nhất có 4 công trình sẽ thực hiện hoán đổi công trình, không lập phương án bồi thường, hỗ trợ; 5 công trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ.
Để tạo điều kiện cho công tác khởi công Dự án Đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân đã bàn giao tạm mặt bằng cho các đơn vị thi công.
Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 11/2020, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Hạ Long mới lập bản đồ trích thửa đất thu hồi, thực hiện kiểm đếm sơ bộ các tài sản trên đất trong ranh giới bồi thường giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, các khu đất, tài sản nằm ngoài ranh giới Dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh đồng ý thu hồi vẫn chưa thực hiện kiểm đến để lập hồ sơ bồi thường theo quy định và cũng mới chỉ hoàn thành di chuyển xong trạm biến áp 560 KV của Công ty TNHH một thành viên Cán nóng thép tấm Cái Lân theo thỏa thuận.
Theo lãnh đạo SBIC, việc nhiều hạng mục công trình nằm trên diện tích đất thu hồi bị phá dỡ có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân và Công ty Đóng tàu Hạ Long. Tuy nhiên, đây chưa là nỗi lo lớn nhất, khiến lãnh đạo SBIC phải liên tục đề nghị Bộ GTVT can thiệp với chính quyền địa phương.
Ngoài việc nhiều công trình thi công dang dở, chưa đủ điều kiện pháp lý, giá trị bồi thường mà 2 đơn vị này có thể nhận được thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách. Cụ thể, Công ty Đóng tàu Hạ Long cho biết, tổng giá trị các công trình bị ảnh hưởng do Dự án Đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn lên tới 80 tỷ đồng, trong khi họ chỉ được thông báo bồi thường khoảng 17 tỷ đồng.
Điều đáng nói là, trong số này, có tới 11 hạng mục công trình, 1 hạng mục thiết bị đang thế chấp tại Công ty TNHH một thành viên Tài chính công nghiệp tàu thủy, trong đó 7/11 hạng mục công trình, 1 hạng mục thiết bị chưa có phương án bồi thường.
Trong khi đó, Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân chưa có phương án bồi thường chính thức, nhưng hầu hết các khoản đầu tư tại đơn vị này đều đến từ các tổ chức tín dụng trong nước hoặc được hình thành từ nguồn vay lại vốn trái phiếu quốc tế chính phủ và trái phiếu quốc tế.
“Nếu không nhận được phương án bồi thường khả dĩ, tài sản của SBIC được kế thừa từ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) trước đây sẽ bị hao hụt, ảnh hưởng tới quá trình tái cơ cấu đơn vị”, một chuyên gia nhận định.
Cần phải nói thêm, tình hình tài chính của SBIC dù trải qua nhiều năm tái cơ cấu, nhưng cũng đang rất bi đát. Tính đến ngày 31/12/2019, vốn chủ sở hữu của công ty mẹ - SBIC âm tới 67.000 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 76.000 tỷ đồng (gồm nợ dài hạn 52.000 tỷ đồng, nợ ngắn hạn 24.000 tỷ đồng). Trong khi đó, nhiều năm gần đây, công ty mẹ - SBIC vẫn đang phải gánh thêm khoản lỗ mỗi năm 3.000 - 4.000 tỷ đồng.
Trong Công văn số 13881/BTC-QLCS hướng dẫn xử lý vụ việc gửi SBIC vào giữa tháng 11/2020, Bộ Tài chính đề nghị đơn vị này liên hệ với UBND tỉnh Quảng Ninh để được xem xét xử lý; đảm bảo việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp gắn với quá trình tái cơ cấu theo kết luận, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
“Trường hợp có khó khăn, vướng mắc thì có văn bản đề nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn thực hiện”, Bộ Tài chính khuyến nghị.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.