Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế nợ ước tính đến thời điểm ngày 31/12/2018 do ngành thuế quản lý là 75.805 tỷ đồng, tăng 2.661 tỷ đồng (tăng 3,6%) so với thời điểm 31/12/2017; Tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu nội địa ở mức 7%. Trong đó tiền thuế nợ có khả năng thu là 39.295 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,8% tổng số tiền thuế nợ, giảm 2.381 tỷ đồng (giảm 5,7%) so với thời điểm 31/12/2017.
Nói về những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ thuế, tại Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nợ năm 2018; nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2019, Tổng cục Thuế cho hay tổng số tiền thuế nợ tính đến 31/12/2018 so với thời điểm 31/12/2017 vẫn còn tăng 3,6%. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu nội địa ở mức 7%, cao hơn 2% so với nhiệm vụ Chính phủ đã giao là 5%.
Cùng với đó, tiền thuế nợ không có khả năng thu hồi và các khoản tiền phạt và tiền chậm nộp lớn (chiếm 68,5% trên tổng số tiền thuế nợ), chủ yếu của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh, đã cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy phép đang ký kinh doanh, người nộp thuế không làm thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật Phá sản, dẫn đến không thuộc diện được xóa nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế.
“Theo quy định về tính tiền chậm nộp thuế vẫn tính (0,03%/ngày), dù thực tế tiền thuế nợ không thể thu được, dẫn đến tiền chậm nộp phát sinh tăng lên, tạo áp lực về tổng số nợ cho cơ quan thuế”, cơ quan này cho biết.
Nói về nguyên nhân, cơ quan này lý giải số người nộp thuế ngưng, nghỉ kinh doanh trong năm 2018 vẫn còn lớn. Cụ thể, cả nước có 83.108 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động SXKD, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó 25.977 doanh nghiệp tạm nghỉ sản xuất kinh doanh có thời hạn, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2017; 57.131 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2017).
Cũng theo Tổng cục Thuế, việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán (trong năm 2018 có 14.861 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, phá sản, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2017), tài sản thì đã thế chấp tại ngân hàng dẫn đến chưa nộp ngay, nộp kịp thời tiền thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước.
Liên quan đến việc cưỡng chế nợ thuế và những khó khăn tồn tại, Tổng cục Thuế cũng cho rằng hiện Luật Quản lý thuế quy định người nộp thuế được kê khai bổ sung quá nhiều lần dẫn đến ảnh hưởng đến số liệu nợ và phát sinh tiền chậm nộp, gây khó khăn cho công tác đối chiếu và cưỡng chế thu nợ thuế.
“Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước phức tạp, số lượng mục, tiểu mục quá nhiều dẫn đến nhiều người nộp thuế, các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn, nhầm lẫn trong việc xác định mục, tiểu mục để nộp tiền thuế, cơ quan thuế và Kho bạc Nhà nước hạch toán thu, nộp ngân sách nhà nước dẫn đến làm phát sinh nợ chờ điều chỉnh”, cơ quan này nêu.
Cũng theo Tổng cục Thuế, các biện pháp cưỡng chế tiếp theo như kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ gặp khó khăn, khó thực hiện được vì đối tượng cưỡng chế thường không còn tài sản, hay tài sản đã thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với một số cơ quan liên quan trong công tác quản lý nợ thuế như ngân hàng, công an, toà án, thi hành án, Kế hoạch và Đầu tư.... hiệu quả chưa cao.
Đối với việc cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi đăng ký kinh doanh, cơ quan này nêu rõ: Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung số 21/2012/QH13 quy định biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trong khi đó, Khoản 1 Điều 211 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và Điều 56 Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012 quy định các trường hợp doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng không có trường hợp bị thu hồi do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (cưỡng chế nợ thuế).
“Thực hiện quy định của Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế chuyển hồ sơ của doanh nghiệp có nợ thuế sang Sở Kế hoạch và Đầu tư để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng hiện nay nhiều hồ sơ nợ thuế không thể thực hiện được biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan cấp đăng ký kinh doanh từ chối đề nghị của cơ quan thuế khi thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do vậy, cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, Tổng cục Thuế nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng cho rằng việc xác định dữ liệu nợ trên hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) còn phức tạp chưa được kịp thời làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành, xác nhận nợ, đối chiếu nợ với người nộp thuế và việc triển khai áp dụng các biện pháp đôn đốc cưỡng chế nợ.
Cùng với đó là sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng thuộc cơ quan thuế trong việc đối chiếu, xác định chính xác số tiền thuế nợ, nắm bắt thông tin về người nộp thuế để có biện pháp đôn đốc thu nợ, cưỡng chế nợ thuế; chưa triển khai đầy đủ các biện pháp đôn đốc thu nợ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa tập trung vào các doanh nghiệp nợ đọng lớn, kéo dài.
Cũng theo Tổng cục Thuế, số lượng cán bộ làm công tác quản lý nợ quá mỏng so với đối tượng nợ thuế; trình độ cán bộ không đồng đều đã ảnh hưởng lớn đến công tác phân tích, đánh giá nợ để có giải pháp đôn đốc, cưỡng chế phù hợp, hiệu quả. Tại một số Cục Thuế, Chi cục Thuế có cán bộ làm công tác nợ tuổi đời còn cao, trình độ sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.
Nói về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019, Tổng cục Thuế cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thu hồi nợ đọng thuế, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế, thực hiện tốt phương án xử lý nợ thuế, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Về giải pháp thực hiện, theo Tổng cục Thuế, trong năm mới, cơ quan thuế sẽ tập trung giải quyết kịp thời, đúng quy định các hồ sơ gia hạn nộp thuế, xóa nợ, nộp dần tiền thuế, không tính tiền chậm nộp để tránh tình trạng nợ chờ xử lý kéo dài; xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi; tăng cường việc thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu nợ vào ngân sách nhà nước.
Cụ thể, cơ quan này sẽ phối hợp với các đơn vị để xây dựng Luật Quản lý thuế sửa đổi các nội dung về công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ, gia hạn, không tính tiền chậm nộp, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, xóa nợ, công khai thông tin người nợ thuế.
Đồng thời chỉ đạo, giám sát việc phân loại tiền thuế nợ, theo các tiêu chí phân tích nợ thuế đảm bảo việc phân loại phải đầy đủ hồ sơ, phản ánh đúng bản chất của khoản tiền thuế nợ, của từng trường hợp nợ thuế. Hàng tháng, tổ chức theo dõi chặt chẽ, sát sao, thường xuyên, liên tục tình hình nợ thuế của các Cục Thuế địa phương để kịp thời tham mưu cho Tổng cục, Bộ Tài chính chỉ đạo các Cục Thuế thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu nợ.
Năm 2019, ngành thuế tiếp tục thông báo danh sách các doanh nghiệp nợ thuế yêu cầu Cục Thuế/Chi cục Thuế tổ chức đôn đốc thu ngay các khoản nợ mới phát sinh, tránh tình trạng để tuổi nợ dài gây khó khăn trong việc thu nợ thuế.
Đối với các trường hợp thuộc diện cưỡng chế, kiên quyết thực hiện cưỡng chế nợ thuế, công khai thông tin người nộp thuế chây ỳ nợ thuế, không nộp tiền thuế đúng hạn lên báo, đài, trang web cơ quan thuế, loa phát thanh phường, xã theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế; tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế của các Cục Thuế địa phương.
Cùng với đó, ngành thuế cũng sẽ tăng cường kiểm tra công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với cơ quan thuế các cấp. Tập trung kiểm tra việc phân loại nợ thuế, việc tổng hợp đầy đủ các khoản tiền thuế nợ, việc thực hiện cưỡng chế, đôn đốc thu tiền thuế nợ. Tổng cục Thuế tổ chức kiểm tra tại một số Cục Thuế, Chi cục Thuế.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.