'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại đây, bà Christine Lagarde khẳng định “Bản chất của tiền tệ đang thay đổi”.
“Một cơn gió mới đang thổi, đó là làn gió số hóa. Trong thế giới mới này, chúng ta gặp nhau ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào. Chúng ta trao đổi thông tin, dịch vụ, chia sẻ các biểu tượng cảm xúc ngay lập tức…với bạn bè, người thân. Chúng ta trải qua một thế giới thông tin, nơi dữ liệu là “vàng mới” – các mối quan tâm về quyền riêng tư và an ninh mạng ngày càng lớn. Cách thức các nền kinh tế hoạt động qua hàng nghìn năm đang được tái hiện chỉ với chiến điện thoại trong tay”, Tổng giám đốc IMF nhấn mạnh tác động của công nghệ tới đời sống.
Xuất phát từ những thay đổi đó, bài phát biểu của bà Christine Lagarde đi sâu vào 3 vấn đề lớn: Thứ nhất, về tính chất thay đổi của tiền tệ và cuộc cách mạng fintech. Thứ hai, đánh giá vai trò của các ngân hàng trung ương trong bối cảnh tài chính mới – đặc biệt là trong việc cung cấp tiền điện tử. Thứ ba, xem xét một số nhược điểm của tiền điện tử và cách thức giảm thiểu các nhược điểm này.
Người đứng đầu định chế tài chính hàng đầu thế giới đặt vấn đề: “Các ngân hàng trung ương có nên phát hành một dạng tiền điện tử mới? Một token do Nhà nước hỗ trợ, hoặc có thể là một tài khoản được nắm giữ trực tiếp tại Ngân hàng Trung ương, có sẵn cho mọi người và các công ty thanh toán?”
Theo bà Christine Lagarde: “Tiền gửi của khách hàng trong các ngân hàng thương mại hiện này đã số hóa. Nhưng, một đồng tiền điện tử sẽ là trách nhiệm của Nhà nước, giống như tiền mặt ngày nay, chứ không phải là trách nhiệm của một công ty tư nhân”.
“Đây không phải là khoa học viễn tưởng”, Tổng giám đốc IMF khẳng định.
Bà Christine Lagarde cũng lấy ví dụ: “Nhiều ngân hàng Trung ương trên khắp thế giới đang xem xét nghiêm túc ý tưởng này, trong đó có Canada, Trung Quốc, Thụy Điển và Uruguay. Họ đang nắm lấy sự thay đổi và suy nghĩ mới”.
“Tôi tin rằng chúng ta nên xem xét khả năng phát hành tiền điện tử. Có thể đặt vai trò cung cấp tiền điện tử cho nền kinh tế kỹ thuật số cho Nhà nước. Đồng tiền này có thể đáp ứng các mục tiêu chính sách công, chẳng hạn như (i) tài chính, (ii) bảo mật và bảo vệ người tiêu dùng; và để cung cấp những gì khu vực tư nhân không thể cung cấp: (iii) quyền riêng tư trong các khoản thanh toán”, Tổng giám đốc IMF đề xuất.
Tại Ngày hội Fintech, Tổng giám đốc IMF gửi tới các lãnh đạo trong giới tài chính thông điệp rằng “trong trường hợp tiền điện tử chưa quá phổ biến, chúng ta nên nghiên cứu thêm về chúng, một cách nghiêm túc, cẩn thận và sáng tạo”.
Bà cũng cho rằng các ngân hàng trung ương nên “cởi mở hơn để thay đổi, chấp nhận sự thay đổi, tạo ra sự thay đổi”.
Trước tiên, bà Christine Lagarde chỉ ra các ưu điểm của tiền điện tử.
Về tài chính, Tổng giám đốc IMF cho rằng: “Tiền điện tử hứa hẹn những điều tuyệt vời, thông qua khả năng tiếp cận con người và doanh nghiệp ở những vùng xa xôi.”
Bà chỉ ra hạn chế của các ngân hàng hiện nay trong việc tiếp cận khu vực nông thôn: “Chúng tôi biết rằng các ngân hàng không nhanh trong việc phục vụ cư dân nghèo và vùng nông thôn. Tiền mặt có thể sẽ không còn là lựa chọn tốt nhất của dân cư vùng này. Nếu đa số mọi người sử dụng tiền điện tử, tiền mặt sẽ bị suy yếu.”
Ngoài ra, theo bà Christine Lagarde, tiền điện tử có ưu thế trong bảo mật và bảo vệ người tiêu dùng. “Với một vài liên kết trong chuỗi thanh toán, hệ thống có thể ngừng hoạt động nếu một trong các liên kết này bị gián đoạn. Chẳng hạn như một cuộc tấn công mạng, một trục trặc nào đó như phá sản hoặc việc rút tiền của một công ty từ thị trường địa phương”.
“Các quy định có thể không hoàn toàn khắc phục được nhược điểm này. Tiền điện tử có thể mang lại những lợi thế mà các đơn vị tiền tệ cũ không có, như một phương tiện thanh toán dự phòng”, Tổng giám đốc IMF khuyến nghị.
Việc thay đổi có thể khó khăn, bất ổn, thậm chí bị đe dọa ở thời điểm ban đầu. Điều này đặc biệt đúng với sự thay đổi công nghệ, bởi lẽ chúng làm gián đoạn thói quen, công việc và tương tác xã hội của chúng ta.
Ở giai đoạn đầu của đổi mới, các nền kinh tế đều phải đối mặt với rủi ro – điều mà không ai muốn.
Chính vì vậy, bà Christine Lagarde dẫn dắt các nhà lãnh đạo tài chính đến vấn đề thứ ba: Nhược điểm của tiền điện tử và cách thức giảm thiểu các nhược điểm này.
Trước tiên, Tổng giám đốc IMF đề cập tới “những rủi ro về tính toàn vẹn tài chính và ổn định tài chính đang tồn tại”.
Các Ngân hàng Trung ương có thể thiết kế tiền điện tử để nhận dạng của người dùng sẽ được xác thực thông qua các thủ tục thẩm định khách hàng và các giao dịch được ghi lại. Danh tính sẽ không được tiết lộ cho bên thứ ba hoặc Chính phủ trừ khi được pháp luật yêu cầu. “Vì vậy, khi tôi mua pizza và bia; siêu thị, ngân hàng và nhà tiếp thị của tôi sẽ không biết tôi là ai. Ngay cả Nhà nươc cũng không thể biết (trừ một số trường hợp đặc biệt)”, bà Christine Lagarde dẫn chứng.
Vấn đề rửa tiền và khủng bố tài chính vẫn tồn tại. Nếu có bất cứ nghi ngờ nào, cơ quan có thẩm quyền có thể thông qua các dữ liệu được cung cấp từ ngân hàng để điều tra. Mục tiêu của tôi tại thời điểm này là khuyến khích sự khám phá.
Nguy cơ thứ hai liên quan đến tính ổn định tài chính. Tiền điện tử có thể gia tăng áp lực đối với tiền gửi ngân hàng.
Nếu tiền điện tử tương tự như tiền gửi ngân hàng thương mại – chúng rất an toàn, chúng có thể được cho phép sử dụng mà không có giới hạn nào về số lượng,thậm chí có thể có lãi suất – vậy tại sao vẫn phải duy trì tài khoản ngân hàng?
Tuy nhiên, các ngân hàng không phải là những người ngoài cuộc thụ động. Họ có thể cạnh tranh với mức lãi suất cao hơn và dịch vụ tốt hơn.
Nguy cơ phát sinh từ sự vận hành của các ngân hàng là gì? Những nguy cơ này có tồn tại. Hãy xem xét nguyên tắc phục vụ của các ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt, ai đến trước được phục vụ trước. Đối lập với đó, tiền điện tử được phân phối thông qua cách thức dễ dàng hơn so với tiền mặt, khách hàng vẫn có thể giao dịch khi nằm trên sofa.
Ngoài ra, nếu người gửi tiết kiệm muốn gửi tiền sang nước ngoài, họ cũng không ưu tiên lựa chọn tiền điện tử. Tại nhiều quốc gia, tài sản luân chuyển và an toàn chảy vào các quỹ hỗ trợ chỉ giữ trái phiếu chính phủ. Vì vậy, vẫn có nhiều nghi vấn về việc liệu tiền điện tử có thực sự làm rối loạn sự ổn định tài chính hay không?
Bà Christine Lagarde cho rằng các ngân hàng trung ương và khu vực tư nhân có thể hợp tác theo nhiều cách.
“Hình thức hợp tác có thể đa dạng. Các ngân hàng và công ty tài chính khác, bao gồm cả các công ty khởi nghiệp, có thể quản lý tiền điện tử. Giống như cách các ngân hàng đang phân phối tiền mặt. Hoặc các cá nhân có thể gửi tiền tại các công ty tài chính, nhưng các bước cuối cùng của giao dịch sẽ được giải quyết bằng tiền điện tử. Nó cũng tương tự như những gì đang diễn ra ngày nay nhưng với một tốc độ vô cùng nhanh và mọi thứ gần như miễn phí”, Tổng giám đốc IMF nói.
Các ngân hàng trung ương sẽ giữ vai trò quan trọng trong các khoản thanh toán. Ngoài ra, họ sẽ cung cấp một sân chơi đẳng cấp hơn để cạnh tranh và là nền tảng cho sự đổi mới. Ngân hàng, hoặc các doanh nhân sẽ đảm bảo trải nghiệm thân thiện với người dùng dựa trên các công nghệ mới nhất.
Tổng giám đốc IMF gợi ý các Ngân hàng Trung ương tập trung vào lợi thế so sánh của mình – giải quyết các vấn đề hậu cần, trong khi đó, các tổ chức tài chính và các công ty khởi nghiệp tập trung vào những gì họ có thể làm tốt nhất trong khả năng – cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Đây là quan hệ đối tác công tư ở mức tốt nhất.
Cuối cùng, Tổng giám đốc IMF kêu gọi: “Chúng ta phải đối mặt với những rủi ro này (rủi ro trong quá trình đổi mới) một cách sáng tạo. Giảm thiểu rủi ro bằng cách thiết kế tiền điện tử theo cách thức đổi mới và sáng tạo? Công nghệ cung cấp một nền tảng rộng để làm điều này”.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.