Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
"Các biện pháp trừng phạt quan trọng nhất là đóng cửa biên giới bởi người Nga đang xâm chiếm lãnh thổ của nước khác. Họ nên sống trong thế giới riêng của mình cho tới khi thay đổi quan điểm", ông Zelensky nhận định với Washington Post ngày 8/8.
Trước đó, trong bối cảnh chính quyền của các vùng ly khai và các khu vực phía Nam của Ukraine mà Moscow đang kiểm soát đồng loạt lên tiếng về khả năng tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Nga, ông Zelensky khẳng định Ukraine vẫn giữ lập trường không nhượng bộ lãnh thổ cho Nga.
"Chúng tôi sẽ không từ bỏ những gì thuộc về mình", nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố.
"Nếu đối phương vẫn tiến hành các cuộc trưng cầu dân ý giả, họ sẽ tự khép lại bất kỳ cơ hội đàm phán với Ukraine, điều mà phía Nga rõ ràng sẽ cần vào một thời điểm nào đó," ông Zelensky lưu ý thêm.
Tổng thống Ukraine đồng thời kêu gọi quốc tế có phản ứng mạnh mẽ hơn chống Nga sau khi cáo buộc các lực lượng Moscow tiếp tục pháo kích nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu ở nước này.
Trước đó, trả lời phỏng vấn với hãng tin South China Morning Post ngày 3/8, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết ông muốn đích thân thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để bàn về chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang triển khai tại Ukraine.
Nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng Trung Quốc là một quốc gia rất hùng mạnh và có ảnh hưởng kinh tế và chính trị rất lớn đối với Nga. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, do đó Trung Quốc có thể sử dụng những yếu tố này để tạo áp lực khiến Nga ngừng chiến sự.
“Tôi chắc rằng không có thị trường Trung Quốc, Nga sẽ cảm thấy hoàn toàn bị cô lập về kinh tế. Đó là điều Trung Quốc có thể làm, hạn chế thương mại với Nga, cho đến khi cuộc chiến kết thúc”, ông Zelensky nói.
Ở động thái liên quan, theo công báo chính thức của Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/8, kế hoạch của EU về cắt giảm tiêu thụ khí đốt trên toàn khối ở mức 15% nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 9/8.
Mục đích của kế hoạch là giúp EU tăng dự trữ khí đốt kịp thời cho mùa Đông. Các nước thành viên sẽ nỗ lực hết sức để cắt giảm tiêu thụ khí đốt ở mức ít nhất 15% vào giai đoạn từ giữa tháng 8 đến tháng 3/2023, dựa trên mức tiêu thụ trung bình của 5 năm trước.
Xem thêm >> Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xích lại gần Nga, phương Tây lo ngại
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.