Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 23/4, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức lễ công bố và trao giải thưởng Sao Khuê 2022.
Theo ban tổ chức giải thưởng, 174 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp được trao giải Sao Khuê 2022 có doanh thu lên tới 16.000 tỷ đồng, tương đương 696 triệu USD, cao hơn doanh thu của toàn ngành phần mềm năm 2008; 80% sản phẩm, giải pháp được trao giải sử dụng các công nghệ tiên phong như AI, Blockchain, RPA.
Với hạng mục top 10 các sản phẩm, dịch vụ được tôn vinh năm nay trải đều trong các lĩnh vực như chính phủ số, tài chính số, quản lý điều hành doanh nghiệp, quản lý bán hàng, giáo dục đào tạo, các nền tảng, các sản phẩm mới và các dịch vụ xuất khẩu phần mềm và chuyển đổi số.
Đặc biệt, tổng doanh thu 10 doanh nghiệp đạt top 10 Sao Khuê 2022 đạt trên 160.000 tỷ đồng (gần 7 tỷ USD) trong năm 2021, tăng trưởng 15% so với 2020. Tổng doanh thu 10 sản phẩm, dịch vụ này trong năm 2021 đạt 6.242 tỷ đồng, tăng gần 300% so với năm 2020.
Theo Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa, qua những con số ấn tượng của Sao Khuê 2022, có thể thấy rõ, các doanh nghiệp công nghệ Việt đã tiếp cận nhanh chóng các công nghệ mới, đồng thời có sự phân mảnh bài bản trong đầu tư, nghiên cứu các nền tảng, giải pháp tích hợp giữa các doanh nghiệp công nghệ.
"Những hệ sinh thái số đang dần được hình thành cho các ngành, các lĩnh vực, các thành phần của nền kinh tế, thể hiện sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ với Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông trong chiến lược phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và xung kích cùng các tổ chức, doanh nghiệp trong chuyển đổi số", ông Khoa nhấn mạnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.