Top 10 người giàu nhất Trung Quốc: 9 người là tỷ phú tự thân

Lê Anh - 22/02/2018 14:04 (GMT+7)

(VNF) - Theo báo cáo vừa công bố của hãng nghiên cứu tài sản Wealth-X, trong số 10 người giàu nhất Trung Quốc có tới 9 người là tỷ phú tự thân. Chỉ có nữ tỷ phú duy nhất Yang Huiyan giàu có nhờ thừa kế khối tài sản kếch xù từ cha mình.

VNF
2 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc: Jack Ma (trái) và Ma Huateng (phải)

Số tỷ phú USD của Trung Quốc chiếm tới 10% trong tổng số 2.400 tỷ phú trên thế giới. Đáng chú ý hơn cả, 94% trong số này là tỷ phú tự thân.

Sự tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ, bán lẻ và bất động sản của Trung Quốc trong 5-10 năm qua là đòn bẩy giúp các các doanh nhân dễ dàng hơn trong việc bồi đắp tài sản của mình, đánh dấu sự gia tăng số lượng tỷ phú tự thân của đất nước này.

Theo báo cáo, chỉ 2% trong số 249 tỷ phú của Trung Quốc là nhờ thừa kế. Trong khi đó, 4% đã đạt đến cột mốc tài sản 10 con số thông qua sự kết hợp giữa việc tự kinh doanh và tài sản thừa kế.

Con số này trái ngược với mức trung bình toàn cầu. Chí có 55% tỷ phú trên thế giới là tỷ phú tự thân, 13% tỷ phú trên thế giới có được sự giàu có của họ thông qua việc thừa kế, 32 % còn lại là nhờ kết hợp giữa tài sản thừa kế và tài năng tự kinh doanh.

Thêm nữa, các tỷ phú của Trung Quốc tương đối trẻ hơn so với trung bình toàn cầu, hơn 30% tỷ phú dười 50 tuổi, so với 14% trên toàn cầu. Độ tuổi trung bình của tỷ phú Trung Quốc là 53 tuổi, so với độ tuổi trung bình trên thế giới là 64 tuổi.

Các tỷ phú của Trung Quốc bao gồm những người có vị trí lãnh đạo cấp cao trong những công ty hàng đầu thế giới.

Dưới đây là danh sách 10 người giàu nhất Trung Quốc.

10. Yan Jiehe (Tài sản ròng: 14,1 tỷ USD)

Yan Jiehe, sinh năm 1960, là nhà sáng lập của China Pacific Construction Group.

Là con út trong một gia đình có 9 anh chị em, Yan Jiehe có một tuổi thơ cơ cực và nghèo đói.

Giống như cha mẹ của mình, ông bắt đầu sự nghiệp của mình như một giáo viên, trước khi chuyển sang ngành xây dựng và ra mắt Tập đoàn China Pacific Construction Group vào năm 1995.

9. Zhang Zhidong (Tài sản ròng: 15 tỷ USD)

Zhang, sinh năm 1971, là người đồng sáng lập của Tencent Holdings.

Zhang gặp Pony Ma, người bạn đồng sáng lập Tencent khi đang học tại Đại học Thâm Quyến. Bộ đôi, cùng với ba người đồng sáng lập khác, đã thành lập Tencent Holdings vào tháng 11/1998.

8. Lei Jun (Tài sản: 15,1 tỷ USD)

Lei Jun, sinh năm 1969, là Chủ tịch của Xiaomi.

Lei Jun học khoa học máy tính tại Đại học Vũ Hán và làm kỹ sư trước khi đảm nhiệm các vị trí cao cấp trong một số công ty công nghệ. Sau đó, trong năm 2010, ông đồng sáng lập công ty sản xuất điện thoại thông minh và phần mềm Xiaomi.

7. Li Hejun (Tài sản: 15,5 tỷ USD)

Li Hejun, sinh năm 1967, là Chủ tịch tập đoàn Hanergy Holding.

Theo một trang web của công ty, Li đã thành lập Hanergy vào năm 1991 với 50.000 Yuan (khoảng 8.000 USD) mượn từ giáo viên đại học của mình. Ngày nay, Hanergy là một công ty năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới.

6. Ding Lei (Tài sản: 17,2 tỷ USD)

Ding Lei, sinh năm 1971, là Giám đốc điều hành của NetEase.

Ding là người sáng lập công ty công nghệ Internet NetEase, chuyên cung cấp các dịch vụ nội dung, truyền thông và thương mại trực tuyến. Ông bắt đầu kinh doanh vào năm 1997 sau khi nghiên cứu khoa học điện tử và công nghệ.

5. Wang Jainlin (Tài sản: 18,1 tỷ USD)

Wang Jainlin, sinh năm 1954, là Chủ tịch Tập đoàn Dalian Wanda Group.

Wang Jianlin sinh ra tại Tứ Xuyên, là con cả trong một gia đình 5 người con trai, bố mẹ có phục vụ trong quân đội. Wang cũng có 16 năm quân ngũ trước khi bắt tay vào kinh doanh bất động sản và thành lập Tập đoàn Dalian Wanda Group năm 1988.

Ngày nay, Dalian Wanda là công ty phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc. Wang cũng sở hữu 20 % của câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha Atletico Madrid.

4. Yang Huiyan (Tài sản ròng: 20,7 tỷ USD)

Yang Huiyan, sinh năm 1981, hiện là Phó Chủ tịch Country Garden Holdings.

Năm 2005, cha bà là ông Yang Guoqiang đã chuyển giao quyền kiểm soát tập đoàn cho con gái "nhằm mục đích đào tạo bà làm người kế nhiệm quyền lợi của gia đình" trong tập đoàn. Ông Yang Guoqiang vốn là nhà đồng sáng lập ra Country Garden năm 1992.

Yang được mệnh danh là người phụ nữ giàu nhất châu Á trong một báo cáo của Wealth-X năm 2015.

3. Hui Ka Yan (Tài sản ròng: 27,5 tỷ USD)

Hui Ka Yan, sinh năm 1958, hiện là Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Evergrande Group.

Hui Ka Yan, còn được gọi là Xu Jiayin, sinh ra ở một ngôi làng nông thôn ở tỉnh Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm kỹ thuật viên trong một nhà máy sản xuất thép khoảng 10 năm trước khi trở thành chủ tịch tập đoàn Evergrande Group của Trung Quốc.

Tập đoàn Evergrande Group là công ty bất động sản hàng đầu Trung Quốc với gần 600 dự án trên khắp 200 thành phố tại đất nước này.

2. Jack Ma (Tài sản ròng: 40,2 tỷ USD)

Jack Ma, sinh năm 1964, hiện là Chủ tịch tập đoàn thương mại điện tử Alibaba.

Jack Ma sinh ra tại Hàng Châu, Chiết Giang. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một giáo viên và nổi danh vì bị các công ty từ chối hơn chục lần trước khi tung ra Alibaba Group. Hiện nay, Alibaba là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới và là một trong những công ty công nghệ lớn nhất trên toàn cầu.

1. Ma Huateng (Tài sản ròng: 41,8 tỷ USD)

Ma Huateng, sinh năm 1971, hiện là Chủ tịch của Tencent Holdings.

Ma Huateng từng theo học tại đại học Thâm Quyến ngành khoa học máy tính. Ma Huateng có biệt danh "Pony" (ngựa non), để phân biệt với Jack Ma - nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Alibaba, bởi cả hai đều mang họ Ma (Mã).

Ngay từ khi còn trẻ, ông đã chơi chứng khoán và thi được những khoản lợi nhuận đáng kể. Sau khi kiếm được một khoản tiền từ việc chơi chứng khoán, Ma Huateng đã sáng lập Tencent Holdings cùng 4 người bạn đại học năm 1998 khi mới 26 tuổi.

Tencent Holdings là một trong số các công ty có lượng người dùng và vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới. Tài sản của Ma Huateng luôn gắn liền với giá cổ phiếu của tập đoàn này.

>> Dân Trung Quốc ‘chi không tiếc tay’ cho kỳ nghỉ Tết

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.