Tài chính cá nhân

Top các cổ phiếu dầu khí có giá trị vốn hoá lớn nhất

Các cổ phiếu dầu khí nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư và thường biến động cùng chiều với giá dầu thế giới.

Top các cổ phiếu dầu khí có giá trị vốn hoá lớn nhất

Top các cổ phiếu dầu khí có giá trị vốn hoá lớn nhất

Kể từ đầu năm 2022, căng thẳng Nga và Ukraine đã dẫn tới cuộc xung đột làm thiếu hụt nguồn cung dầu. Giá dầu nói riêng cùng với các giá loại hàng hoá mới tăng nhanh. Các cổ phiếu dầu khí cũng vì thế nhận được nhiều sự quan tâm và mức tăng đáng kể trước khi nhận sự điều chỉnh gần đây. Trên thực tế, ngành dầu khí vẫn được coi là một trong những doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế đất nước.

Theo Bộ Công thương, Việt Nam vẫn đang xuất khẩu phần lớn dầu thô khai thác được, trong khi phải nhập khẩu chủng loại khác để chế biến và tổng công suất của cả hai nhà máy lọc dầu cũng chỉ đáp ứng 70% nhu cầu thị trường trong nước. Trữ lượng dầu khí của nước ta đứng thứ 26 thế giới (khoảng 1,5 tỷ m3) nhưng sản lượng khai thác hiện nay chỉ đứng thứ 34 thế giới.

Sau đây là top các cổ phiếu dầu khí có giá trị vốn hoá lớn nhất Việt Nam:

GAS chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, lưu trữ, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh khí và các sản phẩm khí.

GAS chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, lưu trữ, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh khí và các sản phẩm khí.

1. Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần (HoSE: GAS)

Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (GAS) có tiền thân là Công ty Khí đốt được thành lập vào năm 1990, là đơn vị thành viên thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam.

Giá trị vốn hoá của GAS đang đạt mức 200.199 tỷ đồng, ông Dương Mạnh Sơn hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

GAS chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, lưu trữ, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh khí và các sản phẩm khí. Công ty hiện đang vận hành 3 hệ thống đường ống khí Cửu Long, Nam Côn Sơn ở miền Đông Nam, PM3 ở vùng Tây Nam và 2 nhà máy chế biến khí là Dinh Cổ và Nam Côn Sơn ở khu vực Đông Nam và hệ thống Kho LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) rộng khắp cả nước. GAS có năng lực sản xuất 450.000 - 500.000 tấn LPG/năm và 70.000 tấn condensate/năm.

GAS đã phát triển hệ thống phân phối bán buôn LPG với gần 50 khách hàng trong nước và hơn 10 khách hàng nước ngoài và mạng lưới bán lẻ với khoảng trên 2.000 tổng đại lý/đại lý bán lẻ.

Vị thế của công ty

Tổng công ty giữ vị thế số 1 về cung cấp LPG với hơn 70% thị phần trên thị trường LPG Việt Nam. GAS có toàn quyền khai thác, phân phối khí và các sản phẩm các mỏ dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ định. GAS là đơn vị duy nhất có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng khí, bao gồm hệ thống thu khí tại nguồn, đường ống phân phối vận chuyển, hệ thống lưu trữ và nhà máy sản xuất khí. Tổng Công ty có nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghiệp khí với hệ thống khách hàng tin cậy.

Tiềm năng của công ty

GAS là công ty đi đầu với cảng LNG (khí thiên nhiên được hóa lỏng) Thị Vải bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối 2022, cung cấp LNG cho nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4. Tuy nhiên, GAS sẽ không còn độc quyền trong ngành khí trong tương lai khi có nhiều công ty mới thâm nhập thị trường khí LNG như: Delta Offshore, Gulf, Sojitz, AES, Petrolimex…

Công ty sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc nhu cầu thị trường hồi phục, đặc biệt là nhu cầu khí cho sản xuất điện. Bên cạnh đó, việc giá dầu tiếp tục tăng cao từ đầu năm 2022 do dự báo nhu cầu tăng lên và đặc biệt là xung đột Nga - Ukraine, là một yếu tố tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Đối với các hợp đồng mua LNG theo chuyến, công ty con PV GASLNG đã ký 08 MSPAs (Hợp đồng mua bán nguyên tắc) với các Nhà cung cấp từ Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Úc, Trung Đông và Châu Á – Thái Bình Dương và đang tiếp tục đàm phán, thống nhất và ký kết các MSPAs với các nhà cung cấp LNG khác trên thế giới, để đảm bảo nguồn cung linh hoạt và ổn định. 

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 23,99

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 3,59

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 3,84%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 2,58%

BSR là đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD và công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày.

BSR là đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD và công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày.

2. Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR)

Công ty Cổ phần Lọc – Hóa dầu Bình Sơn (BSR) được thành lập năm 2008. BSR chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2018. 

Tính đến tháng 5/2022, giá trị vốn hoá của BSR đã đạt mức 74.101 tỷ đồng và ông Nguyễn Văn Hội hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Công ty là đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD và công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày. 100% các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trong nước. 24 trên 29 nhà phân phối được cấp phép tại Việt Nam là khách hàng của Công ty. 

Vị thế của công ty

Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đây là công trình trọng điểm quốc gia có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD. Theo ban lãnh đạo công ty, việc xây dựng thành công và đưa NMLD Dung Quất vào vận hành mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Tiềm năng của công ty

Theo khảo sát của Platts Analytics, các nhà lọc dầu châu Á kỳ vọng sẽ là năm tăng trưởng mạnh nhất đối với dầu nhiên liệu máy bay kể từ khi dịch COVID-19 khởi phát do nhu cầu đối với nhiên liệu máy bay tại châu Á có thể phục hồi đạt ít nhất 70% mức trước dịch. Nhu cầu nhiên liệu máy bay mạnh hơn sẽ dẫn đến biên dầu nhiên liệu máy bay và biên dầu diesel cao hơn khi các nhà máy lọc dầu chuyển sang sản xuất nhiều nhiên liệu máy bay hơn để đáp ứng nhu cầu, do đó dẫn đến nguồn cung dầu diesel giảm.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 11,15

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,83

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 7,39%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 4,15%

Giá trị vốn điều lệ của PLX tính đến nay đã đạt 53.110,76 tỷ đồng

Giá trị vốn điều lệ của PLX tính đến nay đã đạt 53.110,76 tỷ đồng

3. Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HoSE: PLX)

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) có tiền thân Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam, được thành lập vào năm 1995. 

Giá trị vốn điều lệ của PLX tính đến nay đã đạt 51.077 tỷ đồng, ông Phạm Văn Thanh hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Petrolimex chủ yếu nhập khẩu, phân phối và bán lẻ các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt. Với mạng lưới phân phối hơn 2.500 trạm bán lẻ của Petrolimex và gần 3.000 đại lý trên toàn quốc và cung cấp trung bình khoảng 9 triệu tấn các sản phẩm xăng dầu cho thị trường mỗi năm., Petrolimex là nhà cung cấp lớn nhất tất cả các loại sản phẩm xăng dầu trên thị trường nội địa. Bên cạnh đó, Petrolimex cũng hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh khác như bảo hiểm, ngân hàng, giao thông vận tải với các thương hiệu như PLC, PGC, PG TANKER, PJJICO.

Vị thế của công ty

Petrolimex là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất trong số 14 công ty được ủy quyền nhập khẩu sản phẩm dầu khí tại Việt Nam. Petrolimex cũng có thị phần lớn nhất trong các sản phẩm bán lẻ xăng dầu (>50%), tiếp theo là PV Oil và Saigon Petro. Tập đoàn là đơn vị duy nhất có kho ngoại quan tiếp nhận tàu chở dầu cỡ lớn 150.000 DWT, sở hữu đội tàu viễn dương có tổng trọng tải 38.000 DWT.

Tiềm năng của công ty

Việc gia tăng nhu cầu đi lại, logistic, vận chuyển trong tương lai sẽ đem tới lợi thế trực tiếp cho công ty. 

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 22,65

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,79

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 2,13%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 0,95%

OIL hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh, phân phối, xuất nhập khẩu xăng dầu và nhiên liệu sinh học.

OIL hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh, phân phối, xuất nhập khẩu xăng dầu và nhiên liệu sinh học.

4. Tổng Công ty Dầu Việt Nam - Công ty Cổ phần (UPCoM: OIL)

Tổng công ty Dầu Việt Nam (OIL) được thành lập vào năm 2008 trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh phân phối sản phẩm dầu mỏ (PDC). OIL được giao dịch trên thị trường UPCoM từ tháng 03/2018. 

Giá trị vốn hoá của công ty đang đạt 14.272 tỷ đồng, ông Cao Hoài Dương hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

OIL chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 8/2018. Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh, phân phối, xuất nhập khẩu xăng dầu và nhiên liệu sinh học. OIL chiếm khoảng 20% thị phần xăng dầu trong nước. Tổng Công ty hiện đang quản lý vận hành nhà máy chế biến condensate với công suất 130.000 tấn/năm và nhà máy chế biến dầu mỡ nhờn với công suất 20.000 tấn/năm.

Tổng công ty quản lý và vận hành trên 600 cửa hàng xăng dầu và 3.000 cửa hàng xăng dầu đại lý tại 56 tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, OIL sở hữu hệ thống kho với sức chứa gần 1 triệu m3 (khu vực miền Bắc: 220.000 m3, miền Trung: 67.000 m3, miền Nam: 665.000 m3). OIL hiện có hơn 100 xe bồn chở xăng dầu với tổng dung tích 2.000 m3 và 07 sà lan với tổng dung tích 4.000 m3 để chuyên chở hàng trong hệ thống.

Vị thế của công ty

OIL chiếm khoảng 20,5% thị phần xăng dầu trong nước. OIL là doanh nghiệp duy nhất tổ chức tiếp thị và xuất bán dầu thô Việt Nam từ hơn 31 năm nay. Tổng Công ty hiện đang cung cấp cho Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất khoảng 7 triệu tấn dầu thô mỗi năm và dự kiến sẽ tăng lên 10 triệu tấn/năm sau khi nhà máy lọc dầu được nâng cấp, mở rộng.

Tiềm năng của công ty

Các trạm sở hữu trực tiếp (COCO) hiện vẫn đang giữ vai trò chính trong hoạt động kinh doanh của OIL. Công ty sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc nhu cầu tiêu thụ xăng dầu hàng năm đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 6% - 8% kể từ năm 2000 và dự kiến ​​sẽ tăng ở mức 8% vào năm 2025. Ngoài ra, dưới tác động của Covid-19, một phần các trạm xăng được quản lý bởi các đại lý nhỏ lẻ đã phải đóng cửa khiến sản lượng tiêu thụ giảm. Điều này tạo điều kiện cho OIL có thể mở rộng kinh doanh và cải thiện doanh thu.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 27,2

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,24

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 1,81%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 0,76%

imoney-pvs

5. Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS)

Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, HNX: PVS), tiền thân là Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí được thành lập năm 1993. Ngày 20/09/2007, PVS chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Hiện nay, giá trị vốn hóa của PVS ở mức 13.239 tỷ đồng.

Năng lực hiện có của công ty

Lĩnh vực kinh doanh chính là: Cung cấp Tàu dịch vụ chuyên ngành dầu khí; Căn cứ Cảng dịch vụ dầu khí; Dịch vụ kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO)...

PVS một đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PVS luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tập đoàn trong công tác sản xuất kinh doanh, đặc biệt được có cơ hội sở hữu, quản lý đội tàu dịch vụ dầu khí lớn nhất Việt Nam với tổng số 20 tàu; tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam.

PVS sở hữu xưởng cơ khí bảo dưỡng diện tích 11.462 m2 với các trang thiết bị, máy móc hiện đại, có thể sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp các dịch vụ hoán cải, nâng cấp, chế tạo các cấu kiện có kết cấu lên đến 500 tấn...

Vị thế của công ty

PVS được đánh giá là tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 90% dịch vụ tàu chuyên dụng phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam. Hầu hết các tổ chức thăm dò và khai thác tại Việt Nam đều đã lựa chọn PVS làm căn cứ và là nhà cung cấp dịch vụ chiến lược như BP, CLJOC, JVPC, Petronas Carigali, Hoang Long/Hoan Vu, KNOC, VSP, Truongson JOC.

Tiềm năng của công ty

PVS vượt qua các đối thủ lớn trong cùng ngành của các nước Malaysia, Indonesia, Nhật Bản và Singapore để thắng gói tổng thầu EPCI cho dự án Gallaf (mỏ dầu Al Shaheen), dự án nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay. Đồng thời, PVS hiện đang đấu thầu cho dự án Salman ở Trung Đông. Việc PVS giành được hợp đồng nước ngoài là diễn biến tốt vượt kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư và chứng tỏ năng lực cạnh tranh quốc tế của PVS trong thị trường dầu khí khu vực.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 30,19

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,03

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 0,66%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 0,34%

PVD còn tham gia cung ứng các dịch vụ ra nước ngoài như dịch vụ cung ứng nhân lực khoan, dịch vụ chế tạo sửa chữa thiết bị dầu khí, đào tạo xuất khẩu lao động.

PVD còn tham gia cung ứng các dịch vụ ra nước ngoài như dịch vụ cung ứng nhân lực khoan, dịch vụ chế tạo sửa chữa thiết bị dầu khí, đào tạo xuất khẩu lao động.

6. Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD)

Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, HoSE: PVD) có tiền thân là Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí được thành lập vào năm 2001. 

Giá trị vốn điều lệ của PVD đang đạt với 10.233 tỷ đồng, ông Mai Thế Toàn hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan và dịch vụ kỹ thuật khoan phục vụ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong và ngoài nước. Sở hữu 05 giàn khoan biển, 01 giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm (TAD) và 01 giàn khoan đất liền, PVD hiện đang nắm giữ khoảng 50% thị phần khoan tại Việt Nam. PVD còn tham gia cung ứng các dịch vụ ra nước ngoài như dịch vụ cung ứng nhân lực khoan, dịch vụ chế tạo sửa chữa thiết bị dầu khí, đào tạo xuất khẩu lao động.

Vị thế của công ty

PVD hiện đang hợp tác chặt chẽ với Diamond Offshore trong việc cung cấp giàn khoan nửa nổi nửa chìm cho các nhà thầu dầu khí để tạo thêm giá trị gia tăng và tính chủ động trong hoạt động điều hành, đồng thời cũng nâng cao vị thế và năng lực của PVD trong lĩnh vực khoan nước sâu. Các dịch vụ kỹ thuật khác: PV Drilling đang chiếm lĩnh khoảng 80% - 100% thị phần các dịch vụ như dịch vụ cung ứng nhân lực, dịch vụ tiện ren và ứng cứu sự cố tràn dầu.

Tiềm năng của công ty

PVD đã tham gia cung cấp công tác khoan và dịch vụ khoan cho các nhà thầu dầu khí hoạt động tại Việt Nam từ nhiều năm qua và qua đó đã tạo được uy tín đối với các khách hàng truyền thống của mình. Đây là lợi thế quan trọng để PVD có thể đứng vững trên thị trường Việt Nam và là cơ sở để mở rộng hoạt động ra thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới trong quá trình hội nhập.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 71,45

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,74

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 0,36%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 0,24%

Tính đến tháng 5/2022, giá trị vốn điều lệ của PVT đang đạt 6.117,01 tỷ đồng

Tính đến tháng 5/2022, giá trị vốn điều lệ của PVT đang đạt 6.117,01 tỷ đồng

7. Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (HoSE: PVT)

Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, HoSE: PVT) có tiền thân là Công ty Vận tải Dầu khí được thành lập vào năm 2002. 

Tính đến tháng 5/2022, giá trị vốn điều lệ của công ty đang đạt 6.311 tỷ đồng, ông Phạm Việt Anh hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tàu vận tải dầu khí, hóa chất và các loại hàng hóa khác, cho thuê và quản lý kho nổi, và các dịch vụ hỗ trợ khác. PVT đã phát triển đội tàu vận chuyển có quy mô 30 chiếc với tổng trọng tải hơn 900.000 DWT, bao gồm 03 tàu chở dầu thô, 08 tàu chở dầu sản phẩm, 09 tàu chở gas, LPG và hóa chất, và 02 tàu FSO/FPSO. Bên cạnh đó, PVT còn cung cấp dịch vụ cho thuê và quản lý kho nổi FSO/FPSO.

Vị thế của công ty

Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), PVT luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ Tập đoàn và ủng hộ hợp tác của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn như Công ty Lọc hóa Dầu Bình Sơn, PV Oil, VSP, PVEP, PVGas.. PVTrans hiện vẫn đang đảm bảo nhu cầu của BSR, PVGas, GPP Cà Mau … giữ vững 100% thị phần thị trường vận tải LPG nội địa.

Tiềm năng của công ty

Theo VCBS, khoảng 90% doanh thu của PVT là từ hoạt động vận tải dầu thô. Khách hàng chính hiện tại của Công ty là PetroVietnam và nguồn khách quốc tế do PetroVietnam giới thiệu, doanh thu của Công ty sẽ tương đối ổn định trong tương lai.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 10,04

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,88

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 2,9%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 1,55%

Lĩnh vực kinh doanh chính của PSH là kinh doanh xăng dầu; kinh doanh dung môi hóa chất

Lĩnh vực kinh doanh chính của PSH là kinh doanh xăng dầu; kinh doanh dung môi hóa chất

8. Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HoSE: PSH)

Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH), được thành lập năm 2012. 

Hiện nay, giá trị vốn hoá của PSH đã đạt mức 1.785 tỷ đồng, ông Mai Văn Huy hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh xăng dầu; kinh doanh dung môi hóa chất; kinh doanh vận tải; kinh doanh Bất động sản... Công ty trực tiếp kinh doanh xăng dầu và mạng lưới phân phối rộng khắp với sự hiện diện tại 52 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên khắp cả nước. Công ty có cảng tiếp nhận xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu chở dầu cỡ lớn với trọng tải tới 80.000 DWT là lợi thế cho việc kinh doanh vận tải xăng dầu của Công ty phát triển.

Vị thế của công ty

PSH là một trong những công ty xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu hàng đầu tại khu vực TP. Cần Thơ và một số vùng lân cận. 

Tiềm năng của công ty

Theo VNDirect, công ty này nhận định đà tăng giá dầu có thể thúc đẩy các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam, cung cấp những cơ hội việc làm tiềm năng cho các doanh nghiệp. Công ty liên tục đầu tư mở rộng các nhà máy lọc dầu để tăng công suất, cùng với hệ thống phân phối, kho bãi, cầu cảng rộng khắp như Kho cảng Cái Răng (TP.Cần Thơ) tiếp nhận tàu 3,000 DWT, kho chứa 38.000 m3 phục vụ lưu trữ, xuất nhập xăng dầu...

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 6,01

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,96

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 3,89%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 0,69%

Giá trị vốn hoá của PGD tính đến tháng 5/2022 đạt 2.897,94 tỷ đồng

Giá trị vốn hoá của PGD tính đến tháng 5/2022 đạt 2.897,94 tỷ đồng

9. Công ty Cổ phần Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (HoSE: PGD)

Công ty Cổ phần Phân phối Khí Thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV GAS D, HoSE: PGD) tiền thân là Xí nghiệp kinh doanh khí thấp áp Vũng Tàu được thành lập vào năm 2002 trực thuộc PV GAS. Công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần năm 2007. 

Giá trị vốn hoá của PGD tính đến tháng 5/2022 đạt 2.834 tỷ đồng với ông Trần Trung Chính đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Công ty đang mở rộng mạng lưới cung cấp rộng khắp cả nước, phát triển ra thị trường khu vực và thế giới, triển khai việc cung cấp khí nhập khẩu bằng đường ống và LNG, xây dựng và phát triển thương hiệu PV GAS D trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Về sản xuất hơi nước: Bình quân, lượng nhiệt thải từ turbine khí công suất 1MW có thể sản xuất được 750RT nước lạnh hoặc 2,2 tấn/giờ hơi nước quá nhiệt ở áp suất 8bar. Phương tiện vận chuyển chủ yếu hiện nay là các tàu LNG với tải trọng từ 170.000 m3 đến 260.000 m3, trong đó tải trọng phổ biến nhất là từ 155.000 m3 đến 170.000 m3. Ngoài ra, LNG có thể được chuyên chở bằng xe bồn, tàu hỏa, tàu ven biển có tải trọng từ 2.500-12.000 m3 đến những hộ tiêu thụ ở xa đường ống dẫn khí, các thị trường khu vực ven biển, các đảo ngoài khơi.

Vị thế của công ty

Đối với sản phẩm khí thấp áp, công ty là đơn vị duy nhất thực hiện việc phân phối khí cho các đơn vị tiêu thụ (không tính các công ty sản xuất điện, đạm).Công ty hiện tại có khoảng 50 khách hàng quen thuộc sử dụng sản phẩm khí.

So với những doanh nghiệp kinh doanh các nhiên liệu truyền thống như than, dầu, FO, DO...thì sản phẩm khí thấp áp của công ty có ưu thế hơn hẳn trên các phương diện công nghệ, kinh tế, môi trường.

Tiềm năng của công ty

Với việc điện khí vẫn đang được coi là trọng tâm ngành năng lượng trong tương lai, cùng với nhu cầu tăng cao, PV Gas D sẽ hưởng lợi trực tiếp khi hiện sở hữu hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, được đầu tư với công nghệ hiện đại của các nước G7, nhằm phục vụ cho công tác phân phối khí thấp áp bằng đường ống. Hệ thống các trạm, tuyến ống được đặt tại các địa bàn trọng điểm gồm Thái Bình; Nhơn Trạch, Đồng Nai; TP. HCM và Bà Rịa Vũng Tàu. Công ty cho biết sẽ tiếp tục gia tăng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, qua đó sẽ thúc đẩy sự phát triển liên tục của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 11,6

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,91

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 5,26%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 2,30%

Hoạt động chính của PGC là xuất nhập khẩu và kinh doanh khí hóa lỏng, kho bãi, vật tư thiết bị phục vụ kinh doanh gas

Hoạt động chính của PGC là xuất nhập khẩu và kinh doanh khí hóa lỏng, kho bãi, vật tư thiết bị phục vụ kinh doanh gas

10. Tổng Công ty Gas Petrolimex - Công ty Cổ phần (HoSE: PGC)

Tổng Công ty Gas Petrolimex - Công ty Cổ phần (PGC), tiền thân là Công ty Gas trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam được thành lập năm 1998. Năm 2003, Công ty được cổ phần hóa và đổi tên thành Tổng Công ty Gas Petrolimex - CTCP.

Hiện nay, giá trị vốn hóa của PGC ở mức 1.242 tỷ đồng.

Năng lực hiện có của công ty

Hoạt động chính của công ty là xuất nhập khẩu và kinh doanh khí hóa lỏng, kho bãi, vật tư thiết bị phục vụ kinh doanh gas. Kinh doanh gas là hoạt động chủ yếu đem lại khoảng 90% doanh thu mỗi năm cho công ty. Công ty hiện có hệ thống kho đầu mối với sức chứa khoảng 4.200 tấn, hệ thống chiết LPG hiện đại với công suất lớn. 

Tổng sức chứa hiện tại của các kho đầu mối là 7.800 tấn và kèm theo là nhà máy chiết nạp với công nghệ tiên tiến, hiện đại, được phân bố: Khu vực miền bắc: Kho Gas Đình Vũ, Kho Gas Thượng Lý, Kho Gas Đức Giang, tổng sức chứa 3.800 tấn; Khu vực miền trung: Kho Gas Thọ Quang, sức chứa 1.000 tấn; Khu vực miền mam: Kho Gas Nhà Bè, sức chứa 2.000 tấn; Khu vực miền tây nam bộ: Kho Gas Trà Nóc, sức chứa 800 tấn.

Vị thế của công ty

PGC là một trong những đơn vị kinh doanh khí đốt hoá lỏng sớm nhất ở Việt Nam nên Công ty chiếm được thị phần tương đối lớn so với rất nhiều các doanh nghiệp cùng ngành (cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài). Công ty cũng đồng thời là một trong 3 doanh nghiệp kinh doanh khí đốt hoá lỏng trên phạm vi cả nước.

Mạng lưới phân phối trải rộng khắp cả nước với hàng ngàn cửa hàng xăng dầu Petrolimex và cửa hàng chuyên doanh gas. Công ty có 6 chi nhánh hoạt động tại các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ. 

Tiềm năng của công ty

VNDirect cho rằng với việc giá dầu Brent có thể tiếp tục đà tăng trong thời gian tới, sự phục hồi trong nhu cầu dầu thô thế giới sau đại dịch nhưng nguồn cung lại phản ứng chậm với sự phục hồi này. Công ty sẽ hưởng lợi trực tiếp từ những điều này.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 12

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,36

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 3,38%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 1,27%

Hiện nay, tính tới tháng 5/2022, giá trị vốn hoá PVC đã đạt mức 1.105 tỷ đồng.

Hiện nay, tính tới tháng 5/2022, giá trị vốn hoá PVC đã đạt mức 1.105 tỷ đồng.

11. Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - Công ty Cổ phần (HNX: PVC)

Tổng Công ty Dung dịch Khoan và Hoá phẩm Dầu khí - Công ty Cổ phần (PVC), tiền thân là công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí được thành lập năm 1990. Năm 2005, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh hoạt động là Công ty Cổ phần.

Hiện nay, tính tới tháng 5/2022, giá trị vốn hoá của PVC đã đạt mức 1.130  tỷ đồng. Ông Trương Đại Nghĩa hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Là thành viên của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, công ty chuyên về sản xuất và kinh doanh hoá chất, hoá phẩm; khai thác và chế biến khoáng sản phục vụ cho công nghiệp dầu khí và các ngành công nghiệp khác.  Hệ thống thiết bị đồng bộ làm sạch tàu chở dầu và kho chứa dầu nổi được sản xuất bởi Scanjet Inc. Hệ thống bao gồm một hệ thống CIP (Cleaning in Place) có hiệu suất là 550m3/h, công suất làm sạch là 100.000m3/10h...

Đang phối hợp cùng Quantum IR (Mỹ) để triển khai cung cấp dịch vụ camera kiểm soát nhiệt độ, rò rỉ cho các khách hàng trong và ngoài ngành dầu khí. Bên cạch các thiết bị chính, hệ thống còn được trang bị các module thiết bị phụ trợ như module nồi hơi, module máy phát, các bồn chứa hóa chất,… với tổng trọng lượng hệ thống thiết bị là 20 tấn. 

Vị thế của công ty

Hiện nay, công ty là nhà cung cấp các dịch vụ hóa kỹ thuật hàng đầu cho các đơn vị trong và ngoài ngành dầu khí. Sản phẩm và dịch vụ của công ty được cung cấp trên khắp Việt Nam nhưng các thị trường chính là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ngãi, TP. HCM và Bà Rịa Vũng Tàu. PVC là doanh nghiệp hoạt động độc quyền trong mảng cung ứng các hóa chất cho lĩnh vực dầu khí trong nước, nắm 100% thị phần cung cấp dịch vụ khoan ở Việt Nam.

Lãnh đạo PVC cũng cho biết công ty đã thanh toán nợ gốc vay ủy thác; thực hiện xử lý thu hồi công nợ; hoàn thành thoái toàn bộ phần vốn góp tại PVCLand; hoàn thành việc chuyển trụ sở Tổng công ty từ tòa nhà CEO sang Viện Dầu khí Việt Nam.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 189,74

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,35

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 0,61%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 0,28%

Lĩnh vực hoạt động chính của PGS là cung cấp các sản phẩm khí đốt, xăng, dầu nhớt.

Lĩnh vực hoạt động chính của PGS là cung cấp các sản phẩm khí đốt, xăng, dầu nhớt.

12. Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam (HNX: PGS)

Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam (PGS), tiền thân là Xí nghiệp Kinh doanh các sản phẩm Khí miền Nam thành lập ngày năm 2000. 

Hiện nay, giá trị vốn hoá của PGS đang đạt mức 1.209 tỷ đồng, ông Phan Quốc Nghĩa hiện đang đảm giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là cung cấp các sản phẩm khí đốt, xăng, dầu nhớt. Hiện nay, sản lượng kinh doanh của công ty đã đạt trên 240.000 tấn/năm và doanh thu đạt trên 6.000 tỷ/năm. 

Mạng lưới kinh doanh của PV Gas South phủ khắp các tỉnh, thành khu vực phía Nam. Đối với CNG, PV Gas South hiện quản lý 3 trạm mẹ là CNG Mỹ Xuân A, Hiệp Phước với công suất thiết kế lần lượt là 100 triệu m3 khí/năm và 20 triệu m3 khí/năm và trạm nén mẹ Phú Mỹ I của công ty con CNG Việt Nam với công suất thiết kế là 70 triệu m3/năm. PV Gas South có 31 trạm chiết LPG với công suất 24.580 tấn/ tháng từ Đà Nẵng đến Cà Mau.

Vị thế của công ty

Thị trường bán bình LPG ở TP. HCM và miền Đông Nam Bộ là chủ lực, chiếm khoảng 50%. Công ty có công suất trạm LPG lớn nhất (7.700 tấn) trong số các công ty cùng ngành. Công ty là một thành viên của Tổng công ty Khí - trực thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam nên có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn về cơ chế pháp lý và tài chính.

Tiềm năng của công ty

Các khách hàng quan trọng của PGS bao gồm các nhà sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến F & B. Tiêu thụ CNG từ các ngành này sẽ phục hồi cùng với các điều kiện vĩ mô. Công ty luôn có cơ hội tham gia vào các dự án của các công ty khác trong Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS).

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 17,34

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,15

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 2,33%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 0,99%

VTO hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải xăng dầu đường biển, dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển.

VTO hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải xăng dầu đường biển, dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển.

13. Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Vitaco (HoSE: VTO) 

Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VITACO (VTO) có tiền thân là Công ty Vận tải Nhiên liệu VITACO được thành lập vào năm 1975. 

Tính tới tháng 5/2022, giá trị vốn hoá của công ty đã đạt mức 802 tỷ đồng, ông La Văn Út hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải xăng dầu đường biển, dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển. VTO chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2005. Công ty sở hữu đội tàu vận chuyển xăng dầu với tổng trọng tải 143.239 DWT. 

Vị thế của công ty

Đội tàu ven biển chiếm khoảng 40% thị phần vận tải nội địa toàn quốc, tương đương với 66% thị phần vận tải của Petrolimex. Thị trường vận tải xăng dầu bằng đường biển của Công ty hiện nay bao gồm các nước trong khu vực Châu Á - Đông Nam Á.

Tiềm năng của công ty

Công ty cho biết sẽ tiếp tục đầu tư tàu mới để thay thế tàu Nhà Bè 03 và tàu Petrolimex 08 đã thanh lý nhằm đảm bảo tổng trọng tải, tăng sức cạnh tranh, phù hợp với cơ cấu và đường vận động hàng hóa của Tập đoàn cũng như thị trường vận tải biển trong khu vực.

Về kế hoạch sản xuất đầu tư,  ban lãnh đạo sẽ giám sát và chỉ đạo kịp thời các hoạt động của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên; củng cố, nâng cao năng lực của bộ máy điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, VTO tập trung bảo quản, bảo dưỡng tàu hợp lý gia tăng tối đa ngày tàu tốt; phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 7,34

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,71

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 8,18%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 5,02%

Nhiệm vụ chính của CNG là vận chuyển và cung cấp khí nén thiên nhiên phục vụ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp Việt Nam

Nhiệm vụ chính của CNG là vận chuyển và cung cấp khí nén thiên nhiên phục vụ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp Việt Nam

14. Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (HoSE: CNG) 

CNG Việt Nam được thành lập năm 2007. Hiện nay, giá trị vốn hoá của công ty đang đạt mức 899 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Hồng Hải đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Nhiệm vụ chính của công ty là vận chuyển và cung cấp khí nén thiên nhiên phục vụ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp Việt Nam mà mạng lưới đường ống khí thấp áp có thể tiếp cận được. Các khách hàng lớn của công ty là: Công ty TNHH URC Việt Nam, Công ty Cổ phần thực phẩm Masan, Công ty TNHH Hyosung VIet Nam,...

Vị thế của công ty

Công ty là doanh nghiệp tiên phong trong việc phổ biến sản phẩm CNG tại Việt Nam và hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành. Địa bàn kinh doanh chính ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra công ty còn kinh doanh tại các khu vực khác bao gồm: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM, Long An, Bình Thuận.

Tiềm năng của công ty

Thị trường hoạt động chính của Công ty là khu vực Đông Nam Bộ, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế và khu công nghiệp, đảm bảo tiềm năng lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Hiện tại chỉ có 2 công ty sản xuất khí nén tự nhiên tại Việt Nam là CNG Việt Nam và công ty mẹ PV Oil South. Do đó, công ty không gặp áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất CNG.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 12,32

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,6

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 6,94%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 3,26%

Hiện tại, giá trị vốn hoá của POS đang đạt mức 592 tỷ đồng

Hiện tại, giá trị vốn hoá của POS đang đạt mức 592 tỷ đồng

15. Công ty Cổ phần Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí Biển PTSC (UPCoM: POS)

Công ty Cổ phần Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí biển PTSC (POS) có tiền thân là Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí biển PTSC, được thành lập vào ngày 28/09/2007. 

Hiện tại, giá trị vốn hoá của POS đang đạt mức 560 tỷ đồng, ông Nguyễn Tiên Phong hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Công ty có 1 sà lan nhà ở - PTSC Offshore 1 với 300 chỗ ở với giá trị 30 triệu USD; 1 sà lan vận chuyển 5000 tấn – PTSC 1, chuyên vận chuyển các giàn WHP, chân đế, các cấu kiện phục vụ các công trình khoài khơi. Công ty đã cung cấp dịch vụ vận hành, bảo dưỡng, hoán cải các công trình dầu khí biển cho nhiều khách hàng lớn, tiêu biểu như BSR, TNK, JVPC, Cửu Long JOC, Trường Sơn JOC, KNOC, PV Gas, Đại Hùng POC.

Vị thế của công ty

Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển và cung cấp các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động khai thác dầu khí.

Tất cả các hoạt động của PTSC được chứng nhận bởi Det Norske Veritas theo mã tiêu chuẩn được chấp nhận quốc tế, ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng, ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường và OHSAS 18001 - An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Tiềm năng của công ty

Công ty đã phát triển hệ thống quản lý của mình để đáp ứng các yêu cầu của the ISM code- International Safety Management Code and ISPS code – International Ship and Port Facility Security Code cho hoạt động an toàn của các tàu và ngăn ngừa ô nhiễm.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 172

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,73

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 1,35%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 0,62%

Từ khoá: iMoney,
Tin mới lên