Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Quyết định được đưa ra trong cuộc họp cổ đông thường niên kéo dài 3 giờ hôm 25/6. Lý do ông Nagayama bị phế truất được cho là do năng lực quản lý yếu kém và những sự việc lùm xùm thời gian gần đây của ông. Sự ra đi của ông Nagayama đánh dấu chiến thắng của cổ đông lớn nhất Effissimo Capital.
Cuộc bỏ phiếu phế truất Chủ tịch Osamu Nagayama diễn ra chỉ vài tuần sau khi cuộc điều tra được tiến hành với cáo buộc ông Nagayama đã thông đồng với các quan chức chính phủ để tác động đến việc lựa chọn hội đồng quản trị năm ngoái.
Ngay sau cuộc họp, cổ phiếu Toshiba bất ngờ tăng 1,7% trong phiên giao dịch buổi chiều. Hội đồng quản trị cũng cho biết một cuộc họp khẩn trong chiều 25/6 đã được diễn ra và bổ nhiệm Giám đốc điều hành Satoshi Tsunakawa làm chủ tịch tạm thời, đồng thời Toshiba cam kết sẽ xem xét các ứng cử viên nội bộ và bên ngoài cho người kế nhiệm.
Theo văn hoá doanh nghiệp nghiêm khắc và có xu hướng bảo thủ của Nhật Bản, việc ông Nagayama bị phế truất đã trở thành một điều bất thường trong giới kinh doanh. Được biết, các tập đoàn lớn như Toshiba vốn được vận hành theo cách ít quan tâm đến lợi ích của các cổ đông tư nhân.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, các cổ đông đã có tiếng nói hơn và cũng có tầm ảnh hưởng khá lớn trong các tập đoàn lớn nhỏ, dẫn đến việc ban lãnh đạo không thể lơ là những áp lực từ trong và ngoài tập đoàn.
"Chúng tôi hy vọng rằng đại hội cổ đông hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới tại Toshiba. Một kỷ nguyên tập trung vào việc tạo ra giá trị, tính minh bạch cho tất cả các bên liên quan và cam kết mới trong việc xây dựng niềm tin với các cổ đông", đại diện của 3D Investment Partners, một trong những cổ đông của Toshiba, cho biết.
Ông Hideki Yasuda, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Ace, cho biết: "Việc ông Nagayama bị phế truất là không thể tránh khỏi vì đã không thể hiện chính xác những gì mình có thể làm với tư cách là chủ tịch để cải thiện tình hình quản trị đang xuống dốc của công ty"
Hầu hết các nhà đầu tư đều ủng hộ cuộc bỏ phiếu vừa qua của Toshiba với niềm tin về sự thay đổi và lạc quan về tiềm năng tương lai của công ty. Theo đó, nhiệm vụ quan trọng trước mắt mà hội đồng quản trị mới cần chú trọng là hồi sinh "gã khổng lồ" 145 tuổi Toshiba và xây dựng lại niềm tin của các cổ đông.
Từng là biểu tượng hùng mạnh của Nhật Bản, Toshiba đã đi đầu trong việc sản xuất các đồ điện dân dụng thiết yếu như bóng đèn, máy giặt, tủ lạnh, TV với chất lượng luôn cam kết ở mức tốt nhất.
Mặc dù vậy, sau nhiều năm quản lý yếu kém, "gã khổng lồ" ngày càng đi xuống và vướng phải những lùm xùm không đáng có. Nổi bật trong số đó là khoản tiền phạt kỷ lục 1,2 tỷ USD trong một vụ gian lận kế toán hay khoản thiệt hại hàng tỷ USD khi lựa chọn đầu tư vào mảng điện hạt nhân tại Mỹ năm 2018.
Lúc này, các nhà đầu tư đang quan tâm đặc biệt tới tương lai của Kioxia Holdings Corp., bộ phận phụ trách sản xuất chip trước đây của Toshiba. Đây vốn là một mảng kinh doanh được đánh giá cao vào được kỳ vọng sẽ góp phần "hồi sinh" gã khổng lồ này.
Xem thêm >> Visa mua lại công ty khởi nghiệp Thụy Điển với giá hơn 2 tỷ USD
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.