Thiếu khoáng sản Trung Quốc, chuỗi sản xuất vũ khí Mỹ nguy cơ đứt gãy
(VNF) - Trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt các quy định xuất khẩu khoáng sản, chuỗi cung ứng sản xuất vũ khí của Lầu Năm Góc đứng trước nguy cơ đứt gãy.
Liên minh châu Âu (EU) hôm 25/6 đã quyết định kéo dài các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Thủ tục chính thức sẽ được khởi động ngay lập tức sau khi Hội đồng châu Âu công bố những quy định liên quan trên Công báo chính thức của EU. Các biện pháp trừng phạt sau đó sẽ chính thức được gia hạn tới ngày 31/1/2022.
Các nhà lãnh đạo của 27 nước Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc thảo luận về Nga kéo dài đến tối 25/6 cũng đã không thể nhất trí về đề xuất của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Liên bang Nga và EU.
Đổi lại, theo tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của EU đã chỉ thị cho Cơ quan chính sách đối ngoại của EU dưới sự lãnh đạo của ông Josep Borrell tìm kiếm các cơ hội đối thoại với Nga về một số chủ đề mà EU quan tâm, cũng như đề ra các phương án tiến hành các biện pháp trừng phạt mới chống lại Liên bang Nga, bao gồm cả các biện pháp kinh tế, nhằm chống lại các hoạt động có thể xảy ra trong tương lai của Nga mà họ coi là có hại.
Cùng ngày, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố Moscow lấy làm tiếc về việc EU từ chối tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Nga và đưa ra các biện pháp trừng phạt mới.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 20/5 cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập nếu không hợp tác điều tra nguồn gốc Covid-19.
"Đó là cơ chế ngoại giao, tập hợp các nước trên thế giới gây sức ép chính trị và ngoại giao lên Trung Quốc, đây là phần cốt lõi trong nỗ lực mà chúng tôi thực hiện để cuối cùng đặt Trung Quốc trước sự lựa chọn dứt khoát: hoặc họ sẽ hành động có trách nhiệm để từ đó cho phép các nhà điều tra thực hiện công việc thực sự và tìm ra nguồn gốc của Covid-19 hoặc họ sẽ phải đối mặt với sự cô lập từ cộng đồng quốc tế", ông Sullivan nói trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News ngày 20/6.
Ông nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác để tiếp tục gây sức ép trên mọi mặt trận "cho đến khi chúng tôi nắm được ngọn ngành cách thức virus này xuất hiện trên thế giới và ai chịu trách nhiệm cho điều đó".
Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh, ca nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể đã xuất hiện tại Trung Quốc từ tháng 10/2019, 2 tháng trước khi Bắc Kinh xác nhận xuất hiện ổ dịch Covid-19 tại Vũ Hán.
Trong tuyên bố chung sau khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 13/6 mới đây, lãnh đạo các nước G7 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada và Italy) đồng lòng kêu gọi tiếp tục điều tra giai đoạn 2 về nguồn gốc SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19, sau khi cho rằng Bắc Kinh không hợp tác trong cuộc điều tra đầu tiên.
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết Triều Tiên đã làm xét nghiệm cho 733 người trong khoảng thời gian từ 4-10/6 và không ai cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Cũng theo báo cáo, trong số những người được kiểm tra, 149 người mắc bệnh như cúm hoặc nhiễm trùng hô hấp cấp tính nghiêm trọng nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy những người này chỉ mắc bệnh về đường hô hấp khác chứ không phải Covid-19.
Như vậy, tính đến ngày 10/6, Triều Tiên đã làm xét nghiệm Covid-19 cho tổng cộng hơn 30.000 người nhưng không phát hiện trường hợp dương tính nào với virus SARS-CoV-2.
Mô tả những nỗ lực chống dịch Covid-19 của nước này là "vấn đề sống còn của quốc gia", Triều Tiên đã cấm khách du lịch, trục xuất các nhà ngoại giao và hạn chế giao thông và thương mại xuyên biên giới ngay từ khi có thông tin dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Mặc dù chưa ghi nhận ca nhiễm nào nhưng Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đánh giá tình hình dịch Covid-19 trên thế giới ngày càng xấu và kêu gọi người dân phải duy trì cảnh giác cũng như thích nghi với dịch bệnh kéo dài.
Trong thông báo phát ra ngày 24/6, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này đã nộp đơn kiện Australia lên WHO vì các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của Canberra với hàng hóa Bắc Kinh như bánh xe lửa, tháp gió, bồn rửa bằng thép không gỉ.
"Trung Quốc hy vọng rằng phía Australia sẽ có hành động cụ thể để sửa chữa các hành vi sai trái và tránh những sai lầm trong hoạt động thương mại hàng hóa liên quan để đưa vấn đề này trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất có thể", phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết.
Ông Gao nhấn mạnh Trung Quốc phản đối các quốc gia "lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của các công ty Trung Quốc và làm suy yếu các quy định của WTO".
Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Teehan cho biết Canberra đã rất ngạc nhiên trước động thái này của Trung Quốc.
Ông Teehan cũng đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại mất nhiều thời gian để đệ đơn khiếu nại như vậy khi Australia đã áp đặt hai trong ba mức thuế vào năm 2014 và 2015, và lần thứ ba là vào năm 2019.
Australia đã áp thuế tổng cộng 10,9% đối với các tháp gió của Bắc Kinh, 17,4% đối với bánh xe lửa và lên tới 60,2% đối với bồn rửa bằng thép không gỉ từ Trung Quốc.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 25/6, xác nhận Delta hiện là biến chủng "dễ lây lan nhất" trong số các biến chủng đã được biết đến và ghi nhận trên thế giới, và nó đã xuất hiện ở ít nhất 85 quốc gia trên toàn cầu.
Delta là biến chủng được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ (B.1.617.2) có khả năng lây nhiễm nhanh hơn 40% so với biến thể Alpha (B.1.1.7 được phát hiện lần đầu tại Anh).
Các chuyên gia cảnh báo biến chủng Delta sẽ chiếm 90% số ca mắc Covid-19 tại châu Âu vào cuối tháng 8. Tại Mỹ, biến chủng này chiếm 20% số ca bệnh mới. Tình hình dịch bệnh ở Nga đang trở nên phức tạp hơn rất nhiều vì sự xuất hiện của biến chủng nguy hiểm này.
Ông Tedros cho rằng cộng đồng thế giới nguy cơ lặp lại những sai lầm đã mắc trong cuộc khủng hoảng AIDS nhiều thập kỷ trước và trong đại dịch cúm lợn năm 2009 khi vaccine chỉ tới được các nước nghèo vào thời điểm dịch kết thúc.
WHO cũng nhận thấy sự gia tăng về số ca mắc Covid-19 mới trên toàn cầu khi nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng các biện pháp chống dịch.
Tổng Giám đốc WHO cho rằng mặc dù xuất hiện nhiều biến chủng của Covid-19 nhưng vẫn có thể ngăn lại bằng cách chặn đứng chuỗi lây truyền.
Xem thêm >> Nhà khoa học Anh: Ca Covid-19 đầu tiên có thể đã xuất hiện ở Trung Quốc từ tháng 10/2019
(VNF) - Trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt các quy định xuất khẩu khoáng sản, chuỗi cung ứng sản xuất vũ khí của Lầu Năm Góc đứng trước nguy cơ đứt gãy.
(VNF) - Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc ghi nhận đà tăng trưởng ấn tượng, trở thành “mỏ vàng” mới của thị trường tiêu dùng. Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị IoT và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao tạo ra bước ngoặt mới cho ngành “pet tech” tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
(VNF) - Cuộc đua giảm giá giữa các hãng ô tô Trung Quốc đang khiến thị trường trở nên hỗn loạn và biên lợi nhuận bị bào mòn nghiêm trọng.
(VNF) - Thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu chứng kiến một bước chuyển mình lớn khi Trung Quốc dần chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trước Nhật Bản, quốc gia nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới trong nhiều thập kỷ. Xu hướng này không chỉ tạo ra cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp Nhật mà còn đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu đang dịch chuyển sang năng lượng sạch.
(VNF) - Ngày 3/6,ứng viên Đảng Dân chủ Lee Jae-myung chính thức giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc lần thứ 21. Hành trình của ông là một câu chuyện hiếm thấy: từ một thiếu niên lao động trong nhà máy đến vị trí cao nhất trong nền chính trị Hàn Quốc.
(VNF) - Giữa lúc chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump bị thách thức tại tòa án, Washington chuẩn bị gửi “tối hậu thư” yêu cầu các đối tác thương mại đưa ra đề xuất tốt nhất trước ngày 4/6. Động thái này cho thấy nỗ lực cấp tốc của Mỹ nhằm chốt thỏa thuận trong bối cảnh căng thẳng pháp lý chưa hạ nhiệt.
(VNF) - Không chỉ là kỳ tích về kích thước và hiệu suất, tuabin gió nổi Qihang còn cho thấy tham vọng vượt trội của Bắc Kinh trong việc dẫn dắt cuộc cách mạng năng lượng tái tạo, đồng thời khẳng định vị thế công nghệ đang ngày càng thách thức các cường quốc phương Tây.
(VNF) - Theo thông báo của Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ có cuộc điện đàm trong tuần này, chỉ vài ngày sau khi ông Trump cáo buộc Trung Quốc vi phạm thỏa thuận về việc dỡ bỏ thuế quan và hạn chế thương mại.
(VNF) - Ngày 3/6, giá vàng thế giới bật tăng mạnh hơn 2%, lên mức cao nhất trong hơn ba tuần. Lý do cho đợt tăng giá là đồng USD suy yếu và lo ngại gia tăng về căng thẳng địa chính trị cùng bất ổn kinh tế toàn cầu khiến nhà đầu tư đổ xô tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn.
(VNF) - Nhiều thập kỷ qua, nước Đức đã lưu trữ khoảng 1.200 tấn vàng tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Giờ đây, nhiều người Đức lại kêu gọi "hồi hương" số vàng này do lo ngại sự bất ổn của chính quyền Tổng thống Trump.
(VNF) - Ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng nếu các tòa án tiếp tục ngăn chặn việc áp thuế quan mà ông đề xuất, nền kinh tế Mỹ có thể đối mặt với “sự hủy hoại”. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các tranh chấp về cơ sở pháp lý của các biện pháp thuế quan mà ông Trump ban hành đang leo thang căng thẳng.
(VNF) - Sự ra đi của tỷ phú Elon Musk đánh dấu một bước ngoặt trong nỗ lực cải cách chính phủ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của DOGE và hiệu quả thực sự của các biện pháp cắt giảm chi tiêu đã được triển khai.
(VNF) - Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới một lần nữa bùng phát khi Trung Quốc cáo buộc Mỹ "vi phạm nghiêm trọng" thỏa thuận đình chiến thương mại, đồng thời tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích quốc gia.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gây chấn động thị trường toàn cầu khi tuyên bố sẽ tăng gấp đôi thuế nhập khẩu thép và nhôm từ 25% lên 50% nhằm "bảo vệ ngành công nghiệp nội địa". Động thái này không chỉ thổi bùng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác, mà còn dấy lên làn sóng lo ngại về hệ lụy kinh tế trên diện rộng.
(VNF) - Kinh tế Thái Lan đang đối mặt với giai đoạn khó khăn nhất trong 40 năm qua khi tăng trưởng GDP giảm mạnh, du lịch sụt giảm và các động lực kinh tế chính liên tục suy yếu. Những thách thức này kéo theo nguy cơ khủng hoảng tài chính và làm giảm niềm tin của người dân vào tương lai kinh tế đất nước.
(VNF) - Chỉ trong vòng một thế hệ, từ một nước phụ thuộc vào kĩ thuật xây cầu của nước ngoài, Trung Quốc giờ đây đã có thể dựng nên những "siêu cầu" thách thức giới hạn địa hình và xô đổ hàng loạt kỷ lục thế giới.
(VNF) - Từ bỏ sự nghiệp hành chính ổn định để theo đuổi đam mê nấu ăn, Samantha Mui đã xây dựng nên thương hiệu riêng và kiếm được tới 10.000 USD mỗi giờ chỉ nhờ dạy người khác làm bánh bao. Câu chuyện khởi nghiệp của cô đang truyền cảm hứng mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nhân trẻ, đặc biệt là những người đang tìm kiếm sự chuyển hướng trong sự nghiệp.
(VNF) - Trong bối cảnh nhiều thương hiệu phương Tây đang chật vật tìm chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc thì Heineken lại nổi lên như một điểm sáng hiếm hoi. Nhờ chiến lược bắt tay với “ông lớn” nội địa China Resources Beer (CR Beer), hãng bia Hà Lan không chỉ gia tăng hiện diện mà còn đạt mức tăng trưởng doanh số vượt trội.
(VNF) - Chính phủ Mỹ gần đây có nhiều động thái quyết liệt nhằm kiểm soát nhóm du học sinh Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc hạn chế sinh viên Trung Quốc sẽ khiến các trường đại học Mỹ gặp khó khăn tài chính, và gây hao hụt nhân tài cho chính xứ sở cờ hoa.
(VNF) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 31/5 đã cảnh báo rằng Mỹ đã chuẩn bị “chiến đấu và giành chiến thắng” trước Trung Quốc nếu các nỗ lực răn đe thất bại, đồng thời kêu gọi các đồng minh châu Á tăng cường phối hợp quân sự và tăng chi tiêu quốc phòng.
(VNF) - 10.000 nhà đầu tư ở Trung Quốc đã đổ 500 triệu nhân dân tệ vào một ứng dụng tài chính rất sốc khi biết họ chỉ có thể nhận lại khoản đầu tư dưới dạng thịt bò.
(VNF) - Công ty mỹ phẩm Rhode do Hailey Bieber đồng sáng lập vừa được bán với giá 1 tỷ USD. Đây là con số "không tưởng" với một thương hiệu mới được thành lập 3 năm. Chiến lược marketing độc đáo và dòng sản phẩm tối giản là 2 nhân tố chính tạo nên sự thành công này.
(VNF) - Cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan bất ngờ trở thành cú hích cho ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Sắp tới, Pakistan được cho là sẽ mua một lô máy bay chiến đấu J-35A tiên tiến của Trung Quốc. Diễn biến này không chỉ nâng tầm chiến đấu cơ Trung Quốc, mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh vũ khí tại Nam Á.
(VNF) - Trong bối cảnh toàn ngành bia đang tăng trưởng chậm lại, phân khúc bia không cồn lại ghi nhận cú tăng tốc mạnh mẽ với mức tăng trưởng 9% toàn cầu trong năm 2024. Theo dự báo mới nhất từ IWSR, tổ chức theo dõi ngành đồ uống quốc tế, bia không cồn sẽ vượt mặt bia truyền thống, trở thành phân khúc bia lớn thứ hai thế giới trong năm nay.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm thỏa thuận "đình chiến" mà hai bên đạt được hồi đầu tháng này, một tuyên bố lập tức vấp phải phản ứng gay gắt từ phía Bắc Kinh với các cáo buộc ngược lại nhằm vào Washington.
(VNF) - Trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt các quy định xuất khẩu khoáng sản, chuỗi cung ứng sản xuất vũ khí của Lầu Năm Góc đứng trước nguy cơ đứt gãy.
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.