Toyota tiếp tục 'rót' hơn nửa tỷ USD vào công ty sản xuất taxi bay
MỸ- Hãng xe Nhật Bản sẽ bổ sung thêm 500 triệu USD (gần 12.500 tỷ đồng) vào Joby Aviation để thúc đẩy sản xuất taxi bay và kỳ vọng công ty khởi nghiệp này sẽ hoạt động thương mại vào cuối năm 2025.
Toyota vừa tuyên bố tiếp tục đầu tư thêm 500 triệu USD (gần 12.500 tỷ đồng) vào Joby Aviation - một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại California (Mỹ).
Trước đó, hãng ô tô Nhật Bản đã hợp tác với Joby Aviation và đầu tư tổng cộng gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng) cho công ty này từ năm 2020 đến nay. Như vậy, tổng mức đầu tư của Toyota cho Joby tính đến năm 2025 lên tới gần 900 triệu USD (gần 22.500 tỷ đồng).
Theo đó, Joby sẽ tiếp tục nhận được số tiền đầu tư mới thành hai đợt. Đợt đầu tiên sẽ đến Santa Cruz vào cuối năm nay và phần còn lại sẽ đến vào năm 2025. Dự kiến, Joby Aviation sẽ thương mại hoá và chính thức đưa hoạt động kinh doanh taxi bay của mình vào hoạt động vào cuối năm 2025.
Joby cho biết vào tháng 8 vừa qua đã hoàn thành 4 trong số 5 bước cần thiết để đạt được chứng nhận và công bố rằng họ hy vọng sẽ khởi động dịch vụ bay thương mại đầu tiên tại Dubai vào cuối năm 2025. Trước khi điều đó có thể xảy ra, nhóm phát triển taxi bay cần dành nửa đầu năm 2025 để thực hiện một loạt các chuyến bay thử nghiệm.
"Chúng tôi rất vui mừng khi thấy Joby đã hoàn thiện các hồ sơ pháp lý và chuyển sang sản xuất thương mại. Chúng tôi chia sẻ quan điểm của Joby rằng các chuyến bay thương mại sớm được diễn ra và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề và nhu cầu di chuyển cấp thiết hiện nay", ông Tetsuo "Ted" Ogawa - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Toyota khu vực Bắc Mỹ chia sẻ.
Joby Aviation được thành lập năm 2009, là đứa con tinh thần của nhà sáng chế JoeBen Bevirt. Đến năm 2018, Joby Aviation huy động được 100 triệu USD tiền đầu tư từ nhiều nguồn, trong đó có Toyota. Nhờ số vốn này, Joby Aviation bắt đầu phát triển taxi bay sử dụng động cơ điện và thử nghiệm phương tiện này ở một sân bay tư nhân tại miền Bắc California.
Vào năm 2020, hãng Toyota tiếp tục đầu tư mạnh hơn cho Joby Aviation. Bên cạnh việc chi hàng trăm triệu USD, Toyota đã chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và tham gia sâu vào khâu kiểm soát chất lượng.
Mô hình taxi bay đầu tiên của Joby Aviation sử dụng động cơ điện với 6 rotor và 5 ghế ngồi, bao gồm cả ghế phi công. Giống máy bay trực thăng, taxi bay của Joby Aviation có thể cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng. Phương tiện này có thể đạt tốc độ tối đa 320 km/h và bay với quãng đường hơn 240km sau một lần sạc. Taxi bay sử dụng động cơ điện sẽ có độ ồn thấp hơn 100 lần so với máy bay thông thường.
Toyota không phải là nhà sản xuất ô tô duy nhất đầu tư vào taxi bay. Hãng xe Hàn Quốc Hyundai đã ra mắt taxi bay S-A2 120 dặm/giờ (193 km/h) tại Triển lãm CES ở Las Vegas vào đầu năm nay và tuyên bố rằng, họ sẽ sản xuất hàng loạt vào năm 2028. Ngoài ra, nhiều công ty Trung Quốc cũng tham gia sâu vào việc phát triển loại hình phương tiện mới này.
Top 10 xe bán chạy: Mitsubishi Xpander, Toyota Vios 'lao dốc'
- Triển lãm ô tô Việt Nam 2024: Hàng loạt 'ông lớn’ rút lui, xe Trung Quốc đổ bộ 17/07/2024 09:51
- Đấu giá "3 xe Bộ trưởng" biển 80B, giá khởi điểm 65 triệu đồng/xe 24/06/2024 09:41
- VinFast công bố chính sách chăm sóc đặc biệt cho dòng xe cao cấp VF 9 31/05/2024 07:23
Cảnh đìu hiu ở Chợ trung tâm Móng Cái chuyên bán hàng Trung Quốc
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone