Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo Sở Giao thông Vận tải, trong phạm vi dự án đường Vành đai 3 trên địa bàn TP. Thủ Đức (dài khoảng 14,73 km) hiện chỉ bố trí một nút giao thông khác mức (nút giao cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây) và một chỗ ra, vào Vành đai 3 là khu vực cảng ICD Long Bình, cùng với nút giao Tân Vạn (tỉnh Bình Dương).
Do vậy, nhằm tạo thuận lợi kết nối giao thông và phát triển đô thị TP. Thủ Đức trong tương lai, đặc biệt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân hai bên tuyến đường Vành đai 3, Sở này lưu ý việc cần thiết phải nghiên cứu bổ sung thêm điểm kết nối đoạn trên địa bàn TP. Thủ Đức.
Từ đó, Sở Giao thông Vận tải đề xuất tại vị trí trước và sau chỗ ra, vào đường Vành đai 3 và đường Phước Thiện (TP. Thủ Đức) bố trí 4 nhánh lên, xuống cao tốc, chiều dài mỗi nhánh khoảng 250m, rộng 7m.
Đồng thời, xây dựng hầm chui trên đường Phước Thiện với quy mô 4 làn cho 2 chiều xe chạy để tổ chức giao thông khu vực; xây dựng đường Phước Thiện theo quy mô quy hoạch, chiều dài khoảng 1.800m. Chi phí đầu tư vào khoảng 2.108 tỷ đồng.
Về hình thức đầu tư, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị bổ sung, điều chỉnh thiết kế dự án thành phần 1 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. HCM do UBND TP. HCM là cơ quan chủ quản.
Việc đầu tư sẽ được thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay cùng với tiến độ triển khai giai đoạn phân kỳ đầu tư của đường Vành đai 3 TP. HCM.
Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải cũng đề xuất đầu tư hoàn chỉnh nút giao thông Gò Công và nhánh nối từ Xa lộ Hà Nội (nay là đường Võ Nguyên Giáp) đến nút giao Gò Công trên Vành đai 3 TP. HCM.
Cụ thể, TP. HCM sẽ đầu tư xây dựng đường nối Vành đai 3 dài 5,9 km (từ nút giao thông Gò Công đến Xa lộ Hà Nội).
Phân kỳ giải phóng mặt bằng phần tuyến giai đoạn 1 (từ nút giao Gò Công đến đường Lê Văn Việt) rộng 67 m, các nút giao theo quy hoạch; xây dựng phần đường hai bên, mỗi đường 4 làn xe mặt cắt ngang 19,75 m (để trống ở giữa 27.5m để dự phòng mở rộng sau này).
Đồng thời, xây dựng cầu vượt nút giao Lê Văn Việt, nút giao Gò Công.
Sơ bộ tổng mức đầu tư thực hiện khoảng 8.500 tỷ đồng.
Ngoài các dự án trên, Sở Giao thông Vận tải cũng đề xuất xây dựng các đường kết nối với Vành đai 3 TP. HCM như tuyến đường mở mới Tây Bắc (gồm đường nối và nút giao); đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu kết nối Vành đai 3 đang được nghiên cứu tiền khả thi; đường Võ Văn Kiệt nối dài đến đường Vành đai 3.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.