Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tuyến đường liên cảng Cát Lái – Phú Hữu (bao gồm phạm vi nút giao thông đường liên cảng Cát Lái – Phú Hữu với cao tốc TP. HCM – Long Thảnh – Dầu Giây và đường Vành đai 3) được Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đề xuất UBND TP. HCM bổ sung vào đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức đến năm 2040, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường này.
Sở Giao thông Vận tải cũng kiến nghị UBND thành phố giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì, hướng dẫn UBND TP. Thủ Đức điều chỉnh cục bộ các đồ án quy hoạch phân khu có liên quan đến tuyến đường liên cảng Cát Lái – Phú Hữu.
Về hình thức đầu tư, Sở Giao thông Vận tải đề xuất thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách TP. HCM thay vì hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Nguyên do, các khu vực lân cận tuyến liên cảng này có 3 tuyến đường đang và sẽ tổ chức thu phí theo hình thức BOT. Nếu dự án đường liên cảng triển khai theo hình thức BOT sẽ gặp nhiều khó khăn về tính khả thi thu phí hòa vốn của dự án và sẽ gặp phản ứng của doanh nghiệp có phương tiện lưu thông qua khu vực này, vốn đang phải nộp phí sử dụng công trình hạ tầng cảng biển.
Ngoài ra, vốn ngân sách TP. HCM năm qua được bổ sung thêm từ nguồn thu phí sử dụng công trình hạ tầng cảng biển, việc triển khai tuyến đường liên cảng bằng nguồn vốn ngân sách sẽ thuận lợi.
Tuyến đường liên cảng Cát Lái – Phú Hữu có chiều dài khoảng 6 km, rộng 60 m với 12 làn xe, vận tốc 60 km/h. Việc xây dựng tuyến đường nối nhằm phục vụ vận tải hàng hóa ra vào cảng Cát Lái - Phú Hữu, góp phần chia sẻ lưu lượng, giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông trên các tuyến đường Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống, Nguyễn Duy Trinh…
UBND TP. HCM mới đây đã thống nhất danh mục các dự án, công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn để tập trung thực hiện trong năm 2023.
Theo đó, 20 dự án đã có quyết định phê duyệt đầu tư gồm: tuyến metro số 1, metro số 2, Quốc lộ 50, dự án thành phần 1 xây dựng đường Vành đai 3 TP. HCM, đoạn 3 đường Vành đai 2 (từ đoạn Phạm Văn Đồng đến cầu vượt Gò Dưa), nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thủy, mở rộng xa lộ Hà Nội và xa lộ Hà Nội... cùng một số cây cầu đang dang dở thuộc TP. Thủ Đức như cầu Nam Lý, cầu Tăng Long...
Nhóm 13 dự án chuẩn bị đầu tư sẽ được thực hiện bằng nguồn ngân sách và hình thức đối tác công tư (PPP). Trong đó có dự án cao tốc TP. HCM - Mộc Bài (tổng mức đầu tư 15.900 tỷ đồng); đường Vành đai 2 - đoạn 1 (8.591 tỷ đồng), đường Vành đai 2 - đoạn 2 (8.458 tỷ đồng), dự án đường Vành đai 4 (19.187 tỷ đồng), cầu Thủ Thiêm 4 (5.300 tỷ đồng), cầu Cần Giờ (9.982 tỷ đồng), xây dựng cầu - đường Bình Tiên (hơn 4.100 tỷ đồng), xây dựng mới cầu Tân Kỳ - Tân Quý...
Đáng chú ý, trong danh sách TP. HCM có nhắc đến dự án mở rộng Quốc lộ 13. Đây là dự án đã được UBND TP.HCM đề xuất từ năm 2002, khi đó, chi phí giải phóng mặt bằng chỉ mất khoảng 2.500 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Sau 18 năm, tổng mức đầu tư dự án này hiện đã lên tới 9.992 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỷ đồng.
Dự án xây dựng tuyến đường Liên Cảng Phú Hữu - Cát Lái - Vành đai 3 (8.000 tỷ đồng) dự kiến được xây dựng bằng nguồn vốn thu phí cảng biển.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.