Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Với dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 (phần 2 - giai đoạn 2), UBND TP. HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các pháp lý liên quan. Từ đó, sở này tham mưu, đề xuất và dự thảo công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn các thủ tục liên quan dự án.
Song song với đó, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu các phương án tăng khả năng lưu thông, giảm ùn tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 13, từ đó tham mưu trình UBND thành phố trong tháng 3/2023.
Trước đó, dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 do Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) thực hiện từ năm 2000, đến năm 2003 thì hoàn thành một số hạng mục. Từ năm 2004, Cienco 5 tổ chức thu phí giao thông một chiều qua cầu Bình Triệu 2 (từ quận Thủ Đức vào trung tâm TP. HCM). Khi Cienco 5 không còn khả năng thu xếp vốn để hoàn tất các hạng mục còn lại, năm 2006, UBND TP. HCM chọn Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII) làm nhà đầu tư dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2, quyền tổ chức thu phí được chuyển từ Cienco 5 sang CII.
Sau khi nâng cấp cầu Bình Triệu 1, CII tổ chức thu phí hoàn vốn đầu tư tại trạm thu phí giao thông cầu Bình Triệu 2 (từ ngày 1/7/2009) và cầu Bình Triệu 1 (từ ngày 1/8/2013). Việc thu phí hoàn vốn kết thúc năm 2015.
Sau đó nhà đầu tư BOT dự định tận dụng nơi này để thu phí trở lại, khi hoàn thành dự án cầu đường Bình Triệu 2 (phần 2 - giai đoạn 2). Tuy nhiên, theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2017, việc đầu tư theo hình thức BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới, không thực hiện ở các dự án cải tạo, nâng cấp trên những tuyến hiện hữu.
Do đó UBND TP. HCM có chủ trương dừng thực hiện BOT dự án cầu đường Bình Triệu 2.
Với dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP. HCM - Trung Lương, UBND TP. HCM giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan rà soát, đánh giá tổng thể dự án trên cơ sở một số vấn đề của dự án cũ.
Sở Giao thông Vận tải đề xuất phương án kết nối với đường vành đai 3 nhằm phát huy khả năng khai thác cho dự án, đồng thời, tham mưu UBND TP gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn cụ thể hợp đồng BOT đã ký và triển khai dự án mới.
UBND huyện Bình Chánh đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và tổ chức quản lý chặt chẽ phần nhà, đất đã bồi thường giải phóng mặt bằng để không bị tái lấn chiếm.
Dự án đường nối Võ Văn Kiệt – cao tốc TP. HCM – Trung Lương có tổng chiều dài 2,7 km, do Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh thực hiện với tổng mức đầu tư 1.557 tỷ đồng. Dự án bắt đầu từ nút giao cầu vượt Võ Văn Kiệt – quốc lộ 1 đến điểm giao với đường dẫn vào cao tốc TP. HCM - Trung Lương.
Theo hợp đồng BOT, dự án có mốc tiến độ hoàn thành vào năm 2017. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 10/2015, nhưng bị chậm tiến độ, đến nay mới chỉ hoàn thành 12% giá trị hợp đồng.
Giữa năm 2022, UBND TP. HCM đã chấp thuận chủ trương dừng triển khai dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP. HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) theo hình thức BOT.
Với dự án xây dựng mới cầu Tân Kỳ Tân Quý, Sở Quy hoạch - Kiến trúc được giao chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND quận Bình Tân và các đơn vị liên quan hoàn thiện các nội dung liên quan đến công tác điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu phạm vi ảnh hưởng đến dự án (chủ trương điều chỉnh, nguồn kinh phí thực hiện...) qua đó tham mưu, đề xuất UBND thành phố.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo đúng quy định, trình Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tham mưu UBND TP bố trí vốn cho dự án theo tiến độ thực hiện.
Cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân) khởi công đầu năm 2018 theo hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư hơn 312 tỷ đồng, sau nâng lên 668 tỷ đồng (do tính cả lãi vay trong thời gian thi công, chờ thu phí hoàn vốn). Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, dự án mới đạt 70% tiến độ và bị đình trệ đến nay. Nguyên nhân là dự án không phù hợp Nghị quyết 437 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (không được làm dự án BOT trên đường hiện hữu).
Đến năm 2022, HĐND TP. HCM đã biểu quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng mới cầu Tân Kỳ Tân Quý bằng nguồn vốn ngân sách. Tổng mức đầu tư để hoàn thành phần còn lại dự án này là hơn 491 tỷ đồng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.