TP. HCM: Sở Lao động Thương binh - Xã hội đề xuất gói hỗ trợ người dân 1.075 tỷ đồng

Trần Lê - 09/06/2021 14:22 (GMT+7)

(VNF) - Sở Lao động Thương binh - Xã hội TPHCM vừa gửi UBND thành phố về đề xuất chính sách hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19.

VNF
Hàng quán đóng cửa vì Covid-19 tại TP. HCM (ảnh minh họa)

Cụ thể, Sở đề xuất hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn hợp đồng từ 30 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/12/2021.

Trong đó, với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (42.567 người ở 1.365 đơn vị), mức hỗ trợ một lần là 3 triệu đồng/người. Lao động nữ đang mang thai và lao động nữ đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.

Với giáo viên, nhân viên (kể cả bảo mẫu) làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mức hỗ trợ một lần là 2 triệu đồng/người. Với 23.153 người được hỗ trợ ở 1.777 cơ sở, dự kiến kinh phí sẽ là hơn 46,3 tỷ đồng. Với người lao động nữ đang mang thai và lao động nữ đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người (4.631 người).

Sở Lao động Thương binh - Xã hội cũng đề xuất hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (2.000 người). Mức hỗ trợ một lần là 2 triệu đồng/người. Lao động nữ đang mang thai, đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.

Với trẻ em mắc Covid-19, trẻ em phải cách ly tại các cơ sở cách ly y tế tập trung có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Sở Lao động Thương binh - Xã hội đề xuất hỗ trợ tiền ăn 90.000 đồng/em/ngày, với thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày, áp dụng từ 27-4 đến 31-12-2021.

Bên cạnh đó, Sở Lao động Thương binh - Xã hội cũng đề xuất chính sách cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc cho người lao động trong doanh nghiệp. Cụ thể, người sử dụng lao động được vay ưu đãi, không phải bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động phải ngừng việc.

Mức vay bằng mức lương ngừng việc thực tế nhưng không quá mức lương tối thiểu vùng và thời gian thụ hưởng chính sách tối đa 3 tháng. Lãi suất cho vay là 0%, người sử dụng lao động không phải bảo đảm tiền vay. Thời hạn vay tối đa 12 tháng. Số đơn vị vay vốn là 410 đơn vị, với số lao động ngừng việc (dự toán) là 12.800 người Theo mức lương tối thiểu vùng I áp dụng trên địa bàn TP. HCM thì mức vay sẽ là 4,42 triệu đồng/người/tháng.

Với các hộ kinh doanh cá thể dừng hoạt động từ 22/5 trở đi để phòng, chống dịch theo chỉ đạo của UBND TP. HCM, Sở Lao động Thương binh- Xã hội đề xuất hỗ trợ trực tiếp bằng tiền. Mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/hộ/tháng, với 3.000 hộ. Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 3 tháng.

Với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bị giảm sâu thu nhập hoặc không có thu nhập do thực hiện giãn cách xã hội cũng sẽ được hỗ trợ theo đề xuất của Sở Lao động Thương binh - Xã hội.

Những lao động này cần có đủ các điều kiện như có đăng ký tạm trú tại địa phương, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/tháng, làm một trong các công việc như: Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ vé số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ); làm công việc thuộc các lĩnh vực, ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND TP. HCM.

Số lao động thuộc nhóm này theo Sở Lao động Thương binh - Xã hội là 230.000 người. Mức hỗ trợ một lần là 1,5 triệu đồng/người.

Với người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân người có công hưởng trợ cấp hàng tháng, vợ hoặc chồng liệt sĩ có chồng hoặc vợ khác hưởng trợ cấp hàng tháng (34.362 người), mức hỗ trợ được đề xuất là 500.000 đồng/người/tháng, chi trả một lần cho 3 tháng liên tục.

Các thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo TP. HCM thời điểm đầu năm 2020 được rà soát, thống kê đến ngày 31-5 là 111.136 người, cũng được đề xuất hỗ trợ 250.000 đồng/người/tháng, chi trả một lần cho 3 tháng liên tục.

Với những người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (143.749 người), mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người/tháng, chi trả một lần cho 3 tháng liên tục.

Sở Lao động Thương binh - Xã hội TP. HCM cũng đề xuất trường hợp đối tượng trùng nhiều diện hỗ trợ thì hưởng của một diện cao nhất. Không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.

Tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ được Sở Lao động Thương binh - Xã hội TP. HCM ước tính là hơn 1.075 tỷ đồng. Trong đó kinh phí ngân sách thành phố hỗ trợ cho các nhóm đối tượng là hơn 905 tỷ đồng, còn lại là ngân sách thành phố ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh TP. HCM cho doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc.

Cùng chuyên mục
Fed cắt giảm lãi suất: Bốn kênh tác động tới Việt Nam

Fed cắt giảm lãi suất: Bốn kênh tác động tới Việt Nam

(VNF) - TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc FED hạ lãi suất sẽ góp phần giúp cho Việt Nam ổn định được mặt bằng lại suất, kể cả lãi suất huy động và cho vay. Cùng với đó, chu kỳ nới lỏng tiền tệ cũng bắt đầu.

Thương hiệu lớn đồng loạt tháo chạy, mặt bằng 'đất vàng' Đà Nẵng ế ẩm

Thương hiệu lớn đồng loạt tháo chạy, mặt bằng 'đất vàng' Đà Nẵng ế ẩm

(VNF) - Nhiều mặt bằng ở những tuyến đường đắc địa của Đà Nẵng đang treo bảng cho thuê, trong đó có những căn nhà sau khi loạt thương hiệu lớn tháo chạy.

Chưa từng có: Trung Quốc ‘ngập’ trong sữa vì ít trẻ sơ sinh

Chưa từng có: Trung Quốc ‘ngập’ trong sữa vì ít trẻ sơ sinh

(VNF) - Nền kinh tế trì trệ làm suy yếu nhu cầu đối với các loại thực phẩm đắt tiền như phô mai, kem và bơ, cũng như tình trạng dân số già hóa khiến mức tiêu thụ sữa của Trung Quốc đã giảm từ 14,4 kg bình quân đầu người vào năm 2021 xuống còn 12,4 kg vào năm 2022 - năm gần nhất có dữ liệu từ cục thống kê Trung Quốc.

TP.HCM: 9.000 hồ sơ nhà đất ùn tắc, ai được ưu tiên giải quyết sớm?

TP.HCM: 9.000 hồ sơ nhà đất ùn tắc, ai được ưu tiên giải quyết sớm?

(VNF) - Theo Cục Thuế TP.HCM, các hồ sơ chuyển nhượng mà người bán chỉ đứng tên một tài sản, cho tặng BĐS giữa người có quan hệ ruột thịt sẽ được ưu tiên giải quyết

Vietnam Motor Show 2024: Triển lãm hay hội chợ ô tô

Vietnam Motor Show 2024: Triển lãm hay hội chợ ô tô

(VNF) - Việc các hãng xe liên tiếp rút lui, thiếu vắng các thương hiệu xe hạng sang khiến Triển lãm Ô tô Việt Nam (Vietnam Motor Show) 2024 giống như hội chợ hơn là một triển lãm ngành ô tô đúng nghĩa.

TP.HCM: Người ở trên và ven kênh rạch khó có cơ hội mua NƠXH

TP.HCM: Người ở trên và ven kênh rạch khó có cơ hội mua NƠXH

(VNF) - Theo Sở Xây dựng TP.HCM, căn cứ Luật Đất đai 2024, Đề án trên không còn phù hợp với tinh thần của Kết luận số 14 của Bộ Chính trị

Hỗ trợ phục hồi sau bão: Chia nhỏ nhóm đối tượng, kéo dài thời hạn

Hỗ trợ phục hồi sau bão: Chia nhỏ nhóm đối tượng, kéo dài thời hạn

(VNF) - Để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sau bão, các chuyên gia cho rằng các chính sách phải đúng và trúng. Nên chia nhỏ từng nhóm đối tượng để có chính sách trúng nhu cầu và kéo dài thời hạn hỗ trợ. Không nên đại trà và ngắn hạn sẽ làm giảm hiệu quả hỗ trợ.

Kỷ lục mới của phim Việt: Ra mắt nửa ngày, chiếm luôn top 1 phòng vé

Kỷ lục mới của phim Việt: Ra mắt nửa ngày, chiếm luôn top 1 phòng vé

(VNF) - Ngày đầu ra mắt, doanh thu của bộ phim Việt này đã chễm chệ 'leo' lên vị trí top 1, bỏ xa hàng loạt đối thủ nặng ký.

Cả trăm nghìn tỷ bị ảnh hưởng, ngành ngân hàng họp 'nóng'

Cả trăm nghìn tỷ bị ảnh hưởng, ngành ngân hàng họp 'nóng'

(VNF) - Ngành ngân hàng đang nỗ lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng sau bão số 3 bằng cách giảm lãi vay, tung ra các gói tín dụng ưu đãi.

Áp 'thuế đường': Bài học từ những người đi trước

Áp 'thuế đường': Bài học từ những người đi trước

(VNF) - Trong bối cảnh Việt Nam đang xem xét bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, các chuyên gia cho rằng cần phải nhìn nhận kỹ lưỡng từ kinh nghiệm quốc tế. Việc áp dụng "thuế đường" đã được nhiều quốc gia thực hiện, nhưng hiệu quả thực tế trong việc giảm thiểu tình trạng béo phì và thừa cân vẫn còn là một câu hỏi mở.