'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND tỉnh Đồng Nai đã cho phép chuyên gia, công nhân, người lao động từ TP. HCM đi qua chốt kiểm dịch vào địa bàn tỉnh này. Những người này không bị cách ly 21 ngày nếu tuân thủ quy định phòng dịch.
Cụ thể, đối với trường hợp chuyên gia, công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp đi xe đưa đón, các doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký số xe cho Công an tỉnh Đồng Nai, đăng ký danh sách công nhân, điểm đưa đón, dừng trả. Toàn bộ người trên xe phải được đo thân nhiệt trước khi qua chốt kiểm dịch.
Đối với trường hợp chuyên gia, người lao động, công nhân di chuyển bằng phương tiện cá nhân, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu phải tuân thủ việc đo thân nhiệt, khai báo y tế tại điểm kiểm soát dịch khu cửa ngõ.
Trước đó, ngày 4/6, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn số 6180/UBND-KGVX về việc cách ly người về/đến từ TP. HCM. Theo văn bản này, từ 0 giờ ngày 5/6, Đồng Nai áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc cơ sở lưu trú (người cách ly tự trả phí) thời gian 21 ngày đối với tất cả những người từ TP. HCM về/đến Đồng Nai (trừ các trường hợp áp dụng biện pháp cách ly khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế). Việc cách ly nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đảm bảo an toàn cho 3,2 triệu dân của Đồng Nai.
Văn bản này của Đồng Nai khiến nhiều người bất ngờ. Nguyên do là tỉnh Đồng Nai giáp ranh với TP. HCM, có nhiều quan hệ giao thông và giao thương gắn kết chặt chẽ. TP. Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai giáp ranh TP. Thủ Đức, phụ thuộc và chia sẻ lẫn nhau cả về nhân lực lẫn hàng hóa.
Nnhiều người lao động làm việc tại khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP. Thủ Đức hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Do vậy, Phó chủ tịch UBND TP. HCM Dương Anh Đức đã ký văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị điều chỉnh phương án hoạt động giao thông vận tải giữa 2 địa bàn.
Trung tâm thành phố Biên Hòa chỉ cách trung tâm TP. HCM đúng 30 km. Nhiều người dân từ thành phố Biên Hòa vẫn theo quốc lộ 1A và quốc lộ 1K lên làm việc tại TP. HCM. Chỉ tính riêng những khu công nghiệp quan trọng nhất của Biên Hòa là Amata, khu công nghiệp Loteco, Agtex Long Bình, Tam Phước… có khoảng 10.000 công nhân và chuyên gia từ TP. HCM mỗi ngày sang Đồng Nai để làm việc. Và những doanh nhân TP. HCM có nhà máy hoặc công ty đóng ở các khu công nghiệp Đồng Nai có thể phải tạm thời ngưng vận hành doanh nghiệp nếu khó tìm ra giải pháp phù hợp.
Ở phía ngược lại, trên địa bàn TP. HCM có khoảng 6.000 người lao động của các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đang sinh sống, cư trú trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Bên cạnh đó, nhiều hàng hóa xuất, nhập qua cụm cảng Cái Mép Thị Vải, vận chuyển qua lại giữa TP. HCM và Đồng Nai.
Vì vậy UBND TP. HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai xem xét, có phương án kiểm soát hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa và việc di chuyển của công nhân, nhân viên, người lao động, chuyên gia di chuyển giữa 2 địa bàn để làm việc. Điều này nhằm thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế và không ảnh hưởng đến lưu thông, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.