TP.HCM khởi động thị trường tín chỉ carbon gần 800 triệu USD

Trần Lê - 15/07/2024 06:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), quy mô thị trường tín chỉ carbon TP.HCM lên đến 790 triệu USD. Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM tạo cơ hội cho TP trở thành địa phương đầu tiên hình thành, phát triển thị trường tín chỉ carbon.

Tiềm năng lớn

Tại TP.HCM, tín chỉ carbon được hình thành từ các chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thành phố, được giao dịch với các nhà đầu tư trong nước, quốc tế. Nguồn thu từ giao dịch tín chỉ carbon là nguồn thu ngân sách TP.HCM được hưởng 100%. Và nguồn thu này sẽ được dùng cho các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố.

World Bank nhận định, TP.HCM là địa phương có tiềm năng lớn để phát triển thị trường tín chỉ carbon còn do có nhiều doanh nghiệp phát thải khí nhà kính và có nhu cầu giảm phát thải.

Theo phòng khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM), dự kiến số lượng các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là 157 cơ sở. Những doanh nghiệp này chủ yếu thuộc các lĩnh vực thép, may mặc, phân bón và đều là những doanh nghiệp phải chịu tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) khi xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. Các doanh nghiệp đều mong muốn có giải pháp để giảm phát thải, từng bước phát triển các dự án carbon.

Bên cạnh các doanh nghiệp trong nước, hàng loạt công ty FDI cũng đang phát triển các dự án tạo tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Theo ThS Trương Quang Vũ, chuyên gia mô hình hoá phát thải khí nhà kính, qua nghiên cứu có thể thấy tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của lĩnh vực công nghiệp, giao thông, thương mại của TP. HCM rất lớn. Thị trường carbon sẽ góp phần thúc đẩy lộ trình giảm phát thải khí nhà kính của TP. HCM. TP.HCM có gần 9 triệu xe máy sử dụng xăng, nếu chuyển đổi toàn bộ sang xe điện sẽ thu được một lượng tín chỉ carbon đáng kể.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài Nguyên- Môi Trường TP. HCM, hiện TP. HCM lựa chọn 2 dự án để thực hiện là thay thế đèn đường thành đèn LED và lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà tại các công sở để thực hiện giao dịch tín chỉ carbon. Bên cạnh đó TP.HCM cũng đang thúc đẩy tăng trưởng xanh, xây dựng khung chính sách và kế hoạch hành động về thị trường tín chỉ carbon.

TP. HCM cũng xác định xây dựng Cần Giờ xanh, trồng rừng, cải thiện môi trường đô thị, năng lượng tái tạo, mô hình làng xanh, kinh tế biển xanh.

Theo vị Giám đốc Sở này, TP. HCM có tiềm năng lớn để phát triển thị trường tín chỉ carbon, khi thực hiện giao dịch mua bán tín chỉ carbon sẽ tạo ra cơ hội thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào các dự án xanh tại TP.HCM. Bên cạnh đó, tạo ra việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế. Mặt khác khi giao dịch tín chỉ carbon sẽ giúp các cơ quan của chính quyền thành phố, doanh nghiệp và nguời dân tiết kiệm năng lượng, mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo và có thể giúp TP. HCM trở thành trung tâm giao dịch tín chỉ carbon của khu vực và quốc tế.

Khai thác thương mại không dễ làm ngay

Về giá cả, giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn, có quốc gia chỉ bán được 1 USD cho 1 tấn carbon, song cũng có quốc gia bán được 140 USD cho 1 tấn.

Theo TS. Phạm Văn Đại, Giảng viên trường Fulbright, rất khó để xác định giá bán chỉ carbon là cao hay thấp vì đây là giá thị trường. Giá bán tín chỉ carbon còn liên quan đến chất lượng, có những tín chỉ carbon có thể bán được 200-300 USD/tín chỉ, khi xác thực được các chi phí bỏ ra để thực hiện dự án. Do vậy Việt Nam cần quy hoạch tín chỉ carbon như dạng tài nguyên cần bảo vệ.

Và cần xem xét hình thành quỹ dự trữ tín chỉ carbon cho doanh nghiệp Việt Nam để sau này, khi tham gia chứng chỉ toàn cầu, các doanh nghiệp không phải mua với giá quá cao.

Theo TS Nguyễn Phương Nam, chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của Liên Hiệp Quốc, -thị trường tín chỉ carbon tự nguyện quy mô nhỏ, chỉ khoảng 2 tỷ USD nhưng thời gian qua phát triển nhanh. Hiện Việt Nam đã có mua bán tín chỉ carbon qua thị trường tự nguyện. Với thị trường này, tín chỉ carbon có thời hạn, không thể đợi đến 100 USD mới bán, mà khi sắp hết thời hạn, giá chỉ 3 USD cũng phải bán.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, hiện nay hành lang pháp lý để việc tính toán, đánh giá, thẩm định tín chỉ carbon chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc mua bán. Hầu hết các nội dung trong quá trình tạo lập, tính toán giá và bán tín chỉ carbon, đều phụ thuộc vào các tổ chức nước ngoài. Để triển khai hiệu quả chương trình thí điểm xây dựng cơ chế tài chính thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, rất cần sự hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính... để xử lý các vướng mắc và thách thức nêu trên.

Hiện nay, khung pháp lý vẫn chưa hoàn thiện, Nghị định 06 vẫn đang tiếp tục chỉnh sửa. Nguồn vốn đầu tư để tạo tín chỉ carbon bền vững, chất lượng cao cũng đang là vấn đề. Hầu hết các nội dung trong tạo lập, tính toán giá bán tín chỉ carbon hiện nay đa số phụ thuộc các tổ chức nước ngoài. Nhận thức về thị trường carbon cũng chưa đồng bộ, có nhiều nội dung chưa được hiểu biết tường tận.

Đối với kế hoạch năm 2024, ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, Sở Tài nguyên- Môi trường sẽ phối hợp cùng Sở Tài chính hoàn thiện đề án thí điểm Cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ cacbon, trình UBND thành phố phê duyệt.

Việt Nam hiện có khoảng 1.912 cơ sở đang thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính theo quy định. Đây chính là các khách hàng sẽ tham gia thị trường carbon trong thời gian tới.

Năm 2025: Thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon

Năm 2025: Thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon

Đầu tư
(VNF) - Đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết, năm 2025 sẽ thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, dự kiến vận hành chính thức vào năm 2028.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Yêu cầu báo cáo số lượng dự án nguồn điện chậm tiến độ

Yêu cầu báo cáo số lượng dự án nguồn điện chậm tiến độ

(VNF) - Đó là yêu cầu được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đưa ra tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng ngày 23/8.

Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam lãnh án 25 và 19 năm tù

Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam lãnh án 25 và 19 năm tù

(VNF) - Chiều 23/8, Tòa án Nhân dân TP. HCM tuyên án đối với 254 bị cáo trong vụ sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm tại TP. HCM và các địa phương khác.

Vừa mở kênh Youtube đã nhận ‘nút kim cương’, Ronaldo kiếm bộn tiền nhờ lượt xem khủng

Vừa mở kênh Youtube đã nhận ‘nút kim cương’, Ronaldo kiếm bộn tiền nhờ lượt xem khủng

(VNF) - Ngôi sao bóng đá quốc tế Cristiano Ronaldo vừa ẵm về nút kim cương từ Youtube chỉ sau chưa đầy 1 ngày mở kênh, tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử.

Trung tâm mới của thành phố biển Nha Trang có gì?

Trung tâm mới của thành phố biển Nha Trang có gì?

(VNF) - Tại Libera Nha Trang, du khách có thể tận hưởng khoảng thời gian vui chơi, trải nghiệm suốt 24 giờ.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hút về 1,7 tỷ USD vốn FDI, về đích trước 5 tháng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hút về 1,7 tỷ USD vốn FDI, về đích trước 5 tháng

(VNF) - Tính đến hết tháng 7/2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút được hơn 1,7 tỷ USD vốn FDI, hơn 27.000 tỷ đồng vốn trong nước, vượt kế hoạch cả năm

Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự vào ngày 26/8

Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự vào ngày 26/8

(VNF) - Ngày 26/8, Quốc hội khóa XV, sẽ họp kỳ họp bất thường lần thứ 8 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

CYCLIC CAREER: Trò chơi tài chính số hóa giúp nâng cao trải nghiệm hoạch định, quản lý TCCN

CYCLIC CAREER: Trò chơi tài chính số hóa giúp nâng cao trải nghiệm hoạch định, quản lý TCCN

(VNF) - Trong tháng 8/2024, Hội nghị Quốc tế thường niên GAMA DAY 2024 của GAMA GLOBAL đã diễn ra tại các Chapter khu vực Đông Nam Á là nơi hội tụ những lãnh đạo, chuyên gia tài chính của các công ty tài chính bảo hiểm hàng đầu khu vực và thế giới.

Liên tục đổi mới công nghệ, áp lực cho dịch vụ làm đẹp

Liên tục đổi mới công nghệ, áp lực cho dịch vụ làm đẹp

(VNF) - Ngành làm đẹp đang gặp nhiều thách thức về xu hướng làm đẹp mới. Theo đó, các DN phải không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ.

PV GAS 12 năm liên tiếp nằm trong ‘Top 50 công ty niêm yết tốt nhất’

PV GAS 12 năm liên tiếp nằm trong ‘Top 50 công ty niêm yết tốt nhất’

(VNF) - Tại lễ vinh danh “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024”, lần thứ 12 Forbes Việt Nam trao chứng nhận cho các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là một trong số ít doanh nghiệp 12 năm liên tiếp nhận được danh hiệu uy tín này.

Ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp giúp gia tăng năng suất

Ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp giúp gia tăng năng suất

(VNF) - Đó là khẳng định của đại diện Công ty Cổ phần MISA (MISA) trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả vận hành và thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam - AI4VN 2024.

Tiến độ cao tốc Hòa Liên – Túy Loan đầu tư 2.000 tỷ sau 1 năm thi công

Tiến độ cao tốc Hòa Liên – Túy Loan đầu tư 2.000 tỷ sau 1 năm thi công

(VNF) - Dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan có chiều dài 11,5km, đi qua 3 xã của huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng), với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Đến nay, tuyến đường đã thi công nhiều km nhưng không được liền mạch do vướng mắc giải phóng mặt bằng.