TP.HCM xin cơ chế đặc thù xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế

Trần Lê - 06/10/2024 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Hai đề án quan trọng trong các dự án hạ tầng trọng điểm đang được TP. HCM chuẩn bị trình Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp cuối năm 2024 là Dự án Đường Vành đai 4, Đề án Phát triển đường sắt đô thị, Đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP. HCM

TP. HCM muốn trình Quốc hội xem xét thông qua 3 dự án hạ tầng trọng điểm (ảnh minh họa)

TP. HCM muốn phát hành trái phiếu đường sắt đô thị

Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi mới đây cho biết, TP.HCM sẽ đầu tư khoảng 183km đến năm 2035 và tiếp tục đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị được xác định trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Hiện TP. HCM đang có tuyến metro số 1 chiều dài khoảng 20km. Từ đây đến năm 2030, thành phố xây khoảng 31km, giai đoạn sau năm 2030, khi công tác chuẩn bị xong sẽ xây dựng nhanh hơn.

Dự kiến thành phố sẽ phát hành trái phiếu đường sắt đô thị và khai thác quỹ đất xung quanh các tuyến metro để huy động nguồn lực xây dựng dự án.

Về nhu cầu vốn, giai đoạn đến năm 2035, TP. HCM cần gần 836.000 tỷ đồng (tương đương 34,84 tỷ USD); giai đoạn 2036 đến 2045 cần gần 628 tỷ đồng (khoảng 26,17 tỷ USD) và giai đoạn 2046 đến 2060 cần gần 974 tỷ đồng (khoảng 40,61 tỷ USD).

TP. HCM kiến nghị Quốc hội chấp thuận việc phân bổ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho thành phố (khoảng 25,6% trong giai đoạn đến 2035), còn lại sử dụng ngân sách thành phố.

Hoàn thiện mạng lưới giao thông 'xương sống'

TP. HCM cũng phấn đấu khởi công các đoạn còn lại của dự án đường Vành đai 2 vào năm 2025 để khép kín tuyến này.

Dự án đường Vành đai 3 đang đúng tiến độ, dự kiến đầu năm 2026 sẽ thông xe kỹ thuật và hoàn thành toàn tuyến trong quý II/2026.

Dự án đường Vành đai 4, TP. HCM được giao là cơ quan chủ trì chuẩn bị và trình dự án. Hiện các địa phương thống nhất trình theo hướng gồm 2 hợp phần là giải phóng mặt bằng và xây dựng. Với hợp phần giải phóng mặt bằng, đang đề nghị Trung ương hỗ trợ các tỉnh (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương) 50%, còn lại 50% ngân sách của các tỉnh; riêng TP. HCM tự cân đối; tỉnh Long An do điều kiện thu ngân sách thấp hơn nên đề nghị Trung ương hỗ trợ 75%.

Còn hợp phần xây lắp, dự kiến sẽ áp dụng phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng (BOT), tức là ngân sách nhà nước tham gia tối đa không quá 70%, nhà đầu tư sẽ tham gia ít nhất 30%. TP. HCM đang cố gắng để trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm nay, phấn đấu khởi công vào năm 2025 và hoàn thành vào năm 2027.

Bên cạnh đó, TP. HCM cũng từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông 'xương sống'. Cụ thể TP. HCM đang chuẩn bị đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 13 theo hình thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) áp dụng cơ chế từ Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM (Nghị quyết 98). Dự kiến tuyến đường này sẽ được mở rộng lên 53-60m, quy mô 6-8 làn xe với tổng vốn đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.

Cùng với quốc lộ 13, 4 tuyến khác cũng được nâng cấp, mở rộng áp dụng hợp đồng BOT theo cơ chế Nghị quyết 98, gồm quốc lộ 1, quốc lộ 22, đường trục Bắc - Nam, cầu đường Bình Tiên.

Cần có những cơ chế đủ mạnh

TP. HCM đang phấn đấu hoàn thành hồ sơ thủ tục trình Quốc hội xem xét thông qua 3 dự án hạ tầng trọng điểm trong kỳ họp cuối năm 2024. Đó là dự án đường Vành đai 4, Đề án phát triển đường sắt đô thị TP. HCM và đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP. HCM với những cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho từng dự án, kỳ vọng gỡ vướng về thể chế để hoàn thiện hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.

Để hoàn thành mục tiêu này, TP. HCM cần có những cơ chế đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ các dự án. Cụ thể, theo chuyên gia, cần cho phép TP. HCM được đấu giá quyền sử dụng đất để phát triển TOD và sử dụng toàn bộ số tiền thu được để đầu tư trực tiếp cho dự án phát triển metro. TP. HCM cũng cần được phát hành trái phiếu để huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển metro.

Trước đó, với dự án đường Vành đai 3 TP. HCM, Quốc hội cho phép Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư các dự án thành phần. Nhờ đó, các dự án thành phần đều được triển khai đảm bảo tiến độ, nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đến nay tổng diện tích đất thu hồi đã đạt 95%.

Từ những hiệu quả của các cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện dự án đường Vành đai 3, UBND TP. HCM và UBND các tỉnh (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An) thống nhất kiến nghị Quốc hội có các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện dự án đường Vành đai 4.

TP. HCM cũng dự kiến trình Quốc hội đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP. HCM với 10 cơ chế chính sách tập trung vào các nhóm trụ cột năng lực cạnh tranh cần ưu tiên. Đó là, nhóm cơ chế chính sách về phát triển ngành tài chính; nhóm cơ chế chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh; nhóm cơ chế chính sách về nguồn nhân lực

Trung tâm tài chính xanh: Lợi thế và điểm nghẽn của TP. HCM

Trung tâm tài chính xanh: Lợi thế và điểm nghẽn của TP. HCM

Diễn đàn
(VNF) - Việc xây dựng TP. HCM thành trung tâm tài chính xanh được các chuyên gia đánh giá là định hướng khả thi và phù hợp. Tuy nhiên, các lợi thế của thành phố chỉ có tác dụng nếu xây dựng được kế hoạch và đề án cụ thể.
Cùng chuyên mục
Tin khác