Triển vọng lợi nhuận Vietcombank và 'của để dành' ở mảng tín dụng

Minh Tâm - 04/11/2019 09:22 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù tăng trưởng dư nợ tín dụng bị giới hạn khiến tăng trưởng doanh thu tín dụng phần nào cũng bị giới hạn nhưng tăng trưởng lợi nhuận từ mảng này của Vietcombank ở một số năm lại rất cao...

VNF
Vietcombank còn nhiều "của để dành" (Ảnh minh họa)

Với lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm nay lên đến trên 17.600 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ năm ngoái, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang khiến cho các ngân hàng còn lại phải "bất lực" trong cuộc đua về tốc độ tăng trưởng cũng như quy mô lợi nhuận.

Nhìn về phía sau, đàn anh một thời - Agribank - có lợi nhuận 9 tháng chưa đến 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vị trí thứ ba thuộc về Techcombank với 8.860 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng... một nửa mức lợi nhuận của Vietcombank.

Giai đoạn 2015 - 2018, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân 34%/năm và tăng dần qua các năm.

Cụ thể, nếu như năm 2015 tăng trưởng lợi nhuận chỉ ở mức 16% thì sang năm 2016, mức tăng đã lên 25%, rồi lại tăng lên 33% trong năm 2017. Sang năm 2018, mức tăng lên đến 61%.

Điều gì đã nâng bước lợi nhuận cho Vietcombank trong những năm vừa qua?

Có nhiều yếu tố, song, quan trọng nhất vẫn là các yếu tố liên quan đến tín dụng - mảng kinh doanh cốt lõi của mọi ngân hàng.

Tại Việt Nam, có một đặc thù là các ngân hàng bị giới hạn tăng trưởng tín dụng bởi chỉ tiêu hàng năm được giao bởi cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước.

Các ngân hàng lớn như Vietcombank là đầu tàu thực thi chính sách tiền tệ, vì vậy mà theo định hướng chung là giảm dần tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế, giai đoạn 2015 - 2018, tăng trưởng tín dụng hàng năm của Vietcombank cũng giảm dần.

Theo đó, dư nợ cho vay của ngân hàng này năm 2015 đạt mức tăng 20%, sau đó giảm xuống 19% vào năm 2016, xuống 18% vào năm 2017 và ở mức 16% trong năm 2018. Năm 2019, mức tăng thậm chí có thể còn thấp hơn.

Việc bị giới hạn trong tăng trưởng tín dụng khiến doanh thu từ mảng này không thể tăng trưởng ngày càng nhanh qua các năm. Năm 2015, doanh thu từ tín dụng (thể hiện bằng chỉ tiêu "thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự" - gọi tắt là "thu nhập lãi") chỉ ở mức 12%. Con số ở các năm 2016, 2017 và 2018 cao hơn và cùng mặt bằng, lần lượt đạt 20%, 22% và 21%.

Sở dĩ mặt bằng tăng trưởng doanh thu đa phần cao hơn mặt bằng tăng trưởng dư nợ cho vay, thậm chí các năm tăng trưởng dư nợ cho vay giảm dần thì tăng trưởng doanh thu vẫn giữ được mặt bằng cao, là bởi trong những năm qua, Vietcombank đã dần thay đổi cấu trúc cho vay sang các khoản cho vay có biên lợi nhuận cao hơn, nhất là cho vay cá nhân.

Bên cạnh đó, việc hiệu quả hoạt động tăng dần qua các năm cũng giúp ngân hàng này giữ được mức tăng trưởng cao về doanh thu tín dụng.

Mặc dù tăng trưởng dư nợ cho vay bị giới hạn khiến tăng trưởng doanh thu phần nào cũng bị giới hạn nhưng tăng trưởng lợi nhuận từ mảng tín dụng của Vietcombank ở một số năm lại rất cao. Chẳng hạn như năm 2015, lợi nhuận từ mảng tín dụng (thể hiện qua chỉ tiêu "thu nhập lãi thuần") tăng tới 31%, hay như năm 2018, mức tăng là 29%, giúp tín dụng trở thành động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của ngân hàng.

Nguyên nhân là bởi, chi phí vốn tăng trưởng chậm, thậm chí giảm. Như năm 2015, chi phí vốn đã giảm 2%. Trong khi năm 2018, chi phí vốn chỉ tăng 13%, do vốn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư (thể hiện qua chỉ tiêu "tiền gửi khách hàng") tăng chậm hơn dư nợ cho vay.

Nhìn lại tiến trình tăng trưởng lợi nhuận mảng tín dụng gắn liền với tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng chi phí vốn để thấy, ở quá khứ cũng như trong tương lai, trong bối cảnh tăng trưởng doanh thu phần nào bị hạn chế bởi hạn mức tăng trưởng tín dụng, việc giữ tăng trưởng chi phí vốn ở mức thấp hơn tăng trưởng doanh thu sẽ tạo ra tăng trưởng lợi nhuận lớn cho mảng tín dụng của Vietcombank, từ đó tạo tăng trưởng lợi nhuận lớn cho toàn ngân hàng.

Cơ chế là giữ tăng trưởng tiền gửi khách hàng ở mức thấp hơn tăng trưởng dư nợ cho vay, kéo theo chi phí vốn tăng trưởng thấp hơn doanh thu tín dụng.

Như năm 2018, tăng trưởng tiền gửi khách hàng ở mức 13%, tương đương trên 93.400 tỷ đồng. Số tiền này đủ để tài trợ cho mức tăng dư nợ cho vay 16%, tương đương trên 88.400 tỷ đồng. Nhờ vậy mà lợi nhuận từ mảng tín dụng tăng tới 29%, do doanh thu thu tăng 21% nhưng chi phí vốn lại chỉ tăng 13%.

Không nhiều ngân hàng làm được như Vietcombank, bởi đa phần các ngân hàng đã không còn dư địa do dư nợ tín dụng đã xấp xỉ, thậm chí vượt cả tiền gửi khách hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn - đối thủ cạnh tranh chính của Vietcombank.

Trong khi đó, tại Vietcombank, dư nợ tín dụng chỉ bằng khoảng chưa đầy 4/5 lượng tiền gửi khách hàng, tương đương khoảng cách khoảng gần 200.000 tỷ đồng.

Về chỉ tiêu tài chính, khoảng cách giữa dư nợ tín dụng và tiền gửi khách hàng (hay rộng hơn là vốn huy động) được thể hiện qua tỷ lệ LDR. Tỷ lệ LDR tỷ lệ thuận với dư nợ tín dụng và tỷ lệ nghịch với tiền gửi khách hàng. LDR càng cao thì khoảng cách giữa dư nợ tín dụng và tiền gửi khách hàng càng nhỏ, dư địa tăng trưởng lợi nhuận bằng cách dãn rộng doanh thu - chi phí vốn theo đó càng thấp.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ LDR ở nhóm ngân hàng thương mại gốc nhà nước lên đến trên 92%; trong khi con số này ở nhóm ngân hàng thương mại tư nhân là trên 84%. Trong khi đó, LDR của Vietcombank chỉ ở mức khoảng 80%, thấp hơn nhiều mặt bằng chung và thấp hơn hẳn các ngân hàng gốc quốc doanh khác như VietinBank, BIDV.

Tất nhiên, Vietcombank sẽ không tăng LDR một cách dồn dập mà chỉ tăng khi cần phải dùng dư địa này để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận mà ban lãnh đạo mong muốn. Đây sẽ là "của để dành" để ngân hàng này dùng dần trong những năm sắp tới, nhằm giữ tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao hơn so với trung bình ngành.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

(VNF) - Bộ Tài nguyên Môi trường vừa ban hành quyết định số 818/QĐ-BTNMT về việc giải quyết khiếu nại lần 2 của Công ty cổ phần G Sài Gòn tại khu đất số 419 Lê Hồng Phong có diện tích hơn 11.000 m2, toạ lạc trên 3 mặt tiền đường Vĩnh Viễn - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tôn, Quận 10, TP. HCM.

Xe điện 10.000 USD của Trung Quốc sắp ‘oanh tạc’ châu Âu

Xe điện 10.000 USD của Trung Quốc sắp ‘oanh tạc’ châu Âu

(VNF) - Khi một số người lái xe ở Mỹ mong muốn có những lựa chọn xe điện giá cả phải chăng hơn thì Mỹ lại phải đứng nhìn phần còn lại của thế giới được tiếp cận với một số xe điện rẻ nhất trên thị trường.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

(VNF) - Với gần 70 triệu người dùng internet (khoảng 70% dân số), Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ xu hướng Proptech (công nghệ bất động sản) trong thị trường bất động sản. Nhờ Proptech, giá bất động sản sẽ “bớt ảo”, minh bạch hơn và có cơ sở để các nhà phát triển bất động sản đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu người mua hơn.

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

(VNF) - Bàn về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu cho rằng, không thể không nhắc đến những biến động bất thường của thị trường vàng hiện nay. Để hạ nhiệt, kéo giảm chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế, một số đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm có thêm giải pháp điều hành, cân nhắc đến việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng.

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên chậm đóng BHXH

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên chậm đóng BHXH

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Thịnh Phát vừa bị Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội "bêu" tên vì có số tiền chậm đóng sau 10 tháng hơn 2,4 tỷ đồng. Công ty Thịnh Phát được biết tới là nhà thầu có tiếng ở Hưng Yên với doanh thu lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

(VNF) - BS. Nguyễn Trọng An - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Bảo vệ Sức khỏe Môi trường, cho rằng: "Cần thiết phải cấm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng".

Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

(VNF) - Vinaconex sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ 2 triệu cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Cảng Vạn Ninh trước ngày 20/6/2024. Lý do thoái vốn hiện không được tiết lộ.

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 442/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho các thành viên vay gần 43.064 tỷ đồng qua kênh OMO trong phiên giao dịch 23/5. Mức vay này được xem là lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.