Trình chính sách cho phép DN tư nhân làm dự án đường sắt tốc độ cao
Tiểu Vy -
15/05/2025 14:45 (GMT+7)
(VNF) - Nhà nước mở rộng để doanh nghiệp tư nhân tham gia làm các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, công nghiệp nền tảng…
Sáng 15/5, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Đây là bước thể chế hóa kịp thời Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp tiên phong, tạo “cú hích” lớn, giải phóng nguồn lực cho khu vực tư nhân được xác định là động lực quan trọng của nền kinh tế.
5 quan điểm cốt lõi xây dựng Nghị quyết
Nghị quyết được xây dựng trên cơ sở 5 quan điểm: Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng theo Nghị quyết 68, thành các quy định pháp luật mang tính vượt trội, có thể áp dụng ngay vào thực tiễn.
Quy định các cơ chế, chính sách đặc biệt, thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, có thể khác hoặc chưa được quy định trong các luật hiện hành.
Tuân thủ đúng tinh thần của Kết luận 119-KL/TW, phân định rõ giữa thẩm quyền lập pháp của Quốc hội và thẩm quyền lập quy của Chính phủ.
Huy động và giải phóng nguồn lực xã hội, tập trung phát triển nhanh hạ tầng kinh tế - xã hội, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn tới.
Đảm bảo tính khả thi và hợp hiến, thống nhất hệ thống pháp luật, tương thích với điều ước quốc tế, phù hợp với nguồn lực Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Gia Hân
Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68, Bộ Tài chính đã chủ trì triển khai các bước xây dựng dự thảo. Quá trình thực hiện có sự tham gia của nhiều bộ, ngành, chuyên gia, doanh nghiệp và các ủy ban của Quốc hội.
Cụ thể, Bộ đã tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các hiệp hội, địa phương, các chuyên gia, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính – Ngân sách để rà soát nội dung, đảm bảo dự thảo có tính khả thi, đồng bộ.
Dự thảo gồm 7 chương, 17 điều, tập trung thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, có tác động lớn đến khu vực kinh tế tư nhân. Các nội dung chính chia thành 5 nhóm chính sách lớn:
Môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, giảm rủi ro và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, thông qua phân cấp cho địa phương xây dựng hạ tầng khu/cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ.
Hỗ trợ tài chính, tín dụng, mua sắm công, nâng cao khả năng tiếp cận vốn, giảm lãi suất vay và mở rộng cơ hội đấu thầu.
Thúc đẩy khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, khuyến khích đầu tư R&D, ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Hình thành doanh nghiệp vừa, lớn, tiên phong, hỗ trợ xây dựng các tập đoàn tư nhân quy mô khu vực, toàn cầu.
Nghị quyết đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, cả nước có ít nhất 20 doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu. Để đạt được điều này, dự thảo đề xuất 2 nhóm chính sách chủ đạo:
Nhóm 1: Đặt hàng, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các dự án chiến lược quốc gia (đường sắt tốc độ cao, giao thông xanh, đô thị,năng lượng, quốc phòng...), mở rộng quyền tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án PPP hoặc đầu tư trực tiếp.
Nhóm 2: Hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp tư nhân lớn, phát triển 1.000 doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, công nghiệp xanh… Đồng thời triển khai chương trình “Go Global” giúp doanh nghiệp tư nhân vươn ra thị trường thế giới.
Chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất
Một điểm nổi bật khác trong dự thảo là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai vấn đề đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việt Nam hiện có hơn 450 khu công nghiệp với 93.000 ha, song chi phí thuê cao khiến doanh nghiệp khó tiếp cận. Nghị quyết đề xuất phân cấp ngân sách địa phương đầu tư hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, xử lý nước thải, viễn thông) trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp và vườn ươm công nghệ.
Chủ đầu tư hạ tầng sẽ được hỗ trợ đầu tư, và phải dành diện tích đất cho doanh nghiệp công nghệ cao, SME, doanh nghiệp khởi nghiệp thuê. Các khu công nghiệp mới phải có diện tích tối thiểu 20 ha, hoặc dành ít nhất 5% diện tích đất đã đầu tư cho nhóm doanh nghiệp trên. Nếu sau 2 năm không có đơn vị thuê, mới được cho thuê cho đối tượng khác.
Doanh nghiệp được giảm ít nhất 30% tiền thuê đất trong 5 năm đầu, khoản này sẽ được ngân sách nhà nước hoàn trả lại cho chủ đầu tư hạ tầng.
Trình bày báo cáo thẩm tra Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi khẳng định việc trình Nghị quyết theo thủ tục rút gọn là cần thiết, cấp bách. Nghị quyết phù hợp chủ trương lớn của Đảng về hoàn thiện thể chế, thúc đẩy kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển chính của nền kinh tế.
Ủy ban đánh giá cao tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi và tương thích với các cam kết quốc tế. Đồng thời, Ủy ban cũng góp ý Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ tinh thần Nghị quyết 68, đồng bộ với các dự luật, nghị quyết khác trình tại kỳ họp thứ 9 này.
(VNF) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, việc lập Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho vay là 'thất bại ngay từ khâu thiết kế', không ai dám cho vay và cho vay cũng không thu lại được tiền.
(VNF) - Theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: "Có những việc khó có thể không làm được nhưng đấy là trên nền tảng tư duy thông thường. Còn bây giờ chúng ta đã làm Nghị quyết 68 trên một nền tảng tư duy rất đổi mới".
(VNF) - Theo Phó Thủ tướng, các bộ, cơ quan cơ bản ủng hộ, hoan nghênh đối với đề xuất của VinSpeed về việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
(VNF) - Theo dự thảo luật, trưởng công an xã và chủ tịch UBND cấp xã mới sẽ được trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ngang trưởng công an và chủ tịch UBND cấp huyện.
(VNF) - Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 9. Trong đó, dự kiến kỳ họp sẽ bế mạc sớm hơn.
(VNF) - Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết dự thảo luật mới cho phép Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo cấp xã khi phát hiện trì trệ, né tránh hoặc phát sinh tình huống khẩn cấp, nhằm bảo đảm điều hành thông suốt, hiệu quả.
(VNF) - TS. Trần Khắc Tâm, Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Trần Liên Hưng nói: Hai từ khóa tôi kỳ vọng ở các văn bản thể chế hoá Nghị quyết 68 chính là “cởi trói” và “dẫn dắt” để kinh tế tư nhân xứng đáng được coi là động lực quan trọng nhất.
(VNF) - Trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, tăng cả quy mô dân số và diện tích tự nhiên, đại biểu Quốc hội đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh.
(VNF) - Thị phần của Sabeco đã thu hẹp trong quý I, sau khi đi ngang trong năm 2024. Doanh nghiệp dự kiến tăng nhẹ ngân sách quảng cáo để đón đầu mùa cao điểm tiêu thụ vào mùa hè.
(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
(VNF) - Nhiều đại biểu đề nghị giữ nguyên quyền chất vấn của HĐND đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, cho rằng đây là công cụ giám sát quan trọng, đảm bảo trách nhiệm giải trình của cơ quan tư pháp địa phương.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp bình ổn thị trường, xử lý nghiêm vi phạm và sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh vàng.
(VNF) - Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa Luật theo hướng HĐND không bầu chức danh Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thay vào đó là giới thiệu nhân sự để Thủ tướng phê chuẩn.
Được nêu trong Luật Cán bộ, công chức từ năm 2008 nhưng đến nay cơ chế quản lý theo vị trí việc làm trong cơ quan nhà nước vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng về tính hiệu quả, theo đánh giá của các chuyên gia.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nước, khẩn trương thực hiện các giải pháp nhằm bình ổn thị trường vàng.
(VNF) - Ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cùng 4 người bị khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ trong vụ sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.
(VNF) - Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
(VNF) - Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng nên cho phép doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào bất động sản... nhưng phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, từng mô hình doanh nghiệp cụ thể.
(VNF) - Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, từ 1/7/2025 đến 31/12/2026.
(VNF) - Để trúng thầu, đại đa số các doanh nghiệp phải có “quan hệ”, chấp nhận chi tiền “cơ chế” cho lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền, xem đấy là phần “tất yếu” của quá trình đấu thầu, thi công dự án.
(VNF) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, việc lập Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho vay là 'thất bại ngay từ khâu thiết kế', không ai dám cho vay và cho vay cũng không thu lại được tiền.
(VNF) - Tuyến đường ven biển dài hơn 115km qua tỉnh Bình Định đang dần hình thành với nhiều đoạn đã đưa vào khai thác, không chỉ tạo nên trục kết nối giao thông liên vùng giữa Quảng Ngãi và Phú Yên, mà còn mở ra không gian phát triển kinh tế - du lịch cho khu vực.