Trung Quốc công bố tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục, thực tế cao gấp đôi?

Thanh Tú - 09/08/2023 13:32 (GMT+7)

(VNF) - Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi từ 16 đến 24 của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 21,3% trong tháng 6, có nghĩa cứ 5 người trẻ lại có 1 người thất nghiệp. Tuy nhiên, theo Fortune, con số thực tế có thể lên tới 46,5%, tức nhiều gấp đôi so với con số Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố.

VNF
Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi từ 16 đến 24 của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 21,3% trong tháng 6.

Ngày càng nhiều người trẻ thích “nằm yên”

Quá trình phục hồi hậu Covid-19 của Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn hơn so với những gì mà hầu hết các nhà phân tích Phố Wall dự đoán. Thị trường bất động sản “ốm yếu”, nợ của chính quyền địa phương tăng cao và chi tiêu của người tiêu dùng yếu đã buộc Bắc Kinh phải hạ lãi suất và đưa ra các biện pháp kích thích mạnh để thúc đẩy nền kinh tế.

Một trong những vấn đề khiến giới chức Bắc Kinh phải đau đầu không kém chính là tỷ lệ lao động thất nghiệp đáng báo động. Những người trẻ mới ra trường của quốc gia tỷ dân đã phải vật lộn với thị trường việc làm khó khăn trong nhiều năm, nhưng kể từ sau khi đại dịch bủng nổ, tình hình đã xấu đi đáng kể.

Vào tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi từ 16 đến 24 của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 21,3%, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS). Ở độ tuổi từ 25 đến 59 tuổi, con số này là 4,1%.

Theo giáo sư kinh tế Zhang Dandan của Đại học Bắc Kinh, các số liệu thống kê chính thức không vẽ nên một bức tranh màu hồng, nhưng thực tế có thể còn tồi tệ hơn. Bởi vì Trung Quốc tính tỷ lệ thất nghiệp bằng cách chỉ dựa trên thống kê những người đang tìm kiếm việc làm, trái ngược với Mỹ, nước này sẽ thống kê tất cả những người trong độ tuổi lao động.

Theo giáo sư Zhang, tỷ lệ thất nghiệp thực sự của thanh niên Trung Quốc có thể lên tới 46,5%.

Trong một bài báo cho tạp chí tài chính Caixin của Trung Quốc, bà Zhang lý giải thích rằng có 16 triệu công nhân trẻ Trung Quốc về cơ bản đã tự rời bỏ thị trường lao động, và do đó, họ không được tính vào thống kê thất nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi từ 16 đến 24 của Trung Quốc tăng mạnh từ năm 2022.

Ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc hưởng ứng trào lưu "tangping" (nằm yên không làm gì). Từ này có nghĩa là họ chỉ làm những gì tối thiểu để sống qua ngày và không phấn đấu vì điều gì khác ngoài những gì cần thiết để tồn tại. Nhiều người coi đó là cách để họ phản ứng, từ chối áp lực phải làm việc quá sức ở Trung Quốc.

Thậm chí một số bậc cha mẹ Trung Quốc đã tìm đến những giải pháp khác thường. Họ trả lương cho những đứa con trưởng thành để trở thành để làm “con toàn thời gian”.

Chính quyền vào cuộc

Hồi tháng 5, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố một kế hoạch gồm 15 điểm nhằm kết nối tối ưu giữa việc làm và người trẻ tìm việc. Kế hoạch bao gồm hỗ trợ đào tạo kỹ năng và các chương trình thực tập sinh, cam kết mở rộng tuyển dụng tại các doanh nghiệp quốc doanh và hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên mới ra trường và lao động nhập cư.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc thời gian gần đây cũng tăng cường kêu gọi các cử nhân thất nghiệp nên tạm dừng tham vọng nghề nghiệp của họ và hãy bắt tay vào các công việc đòi hỏi những kỹ năng thấp hơn.

Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng đã có biện pháp cứng rắn với các trường đại học trong nỗ lực giảm tỷ lệ thất nghiệp của đất nước, nhưng cho đến nay, quyết định này có vẻ tạo ra nhiều vấn đề hơn là để khắc phục.

Trong nỗ lực giảm tỷ lệ thất nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp đại học, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã cảnh báo rằng bất kỳ chuyên ngành đại học nào có tỷ lệ việc làm thấp hơn 60% trong hai năm liên tiếp đều có thể bị hủy bỏ.

Hiện phần lớn các trường đại học Trung Quốc được nhà nước tài trợ, điều đó có nghĩa là chính phủ có thể gây áp lực tài chính lớn lên các nhà quản lý để đạt được mục tiêu của mình. Áp lực đó khiến một số trường buộc sinh viên tốt nghiệp làm giả hồ sơ việc làm, theo South China Morning Post.

Ông Henry Gao, giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore, cũng cho rằng tình trạng thanh niên thất nghiệp thực tế ở Trung Quốc có thể tồi tệ hơn dữ liệu đưa ra bởi các trường đại học "có động cơ thổi phồng tỷ lệ việc làm”.

Tình trạng này đã trở nên tồi tệ đến mức Bộ Giáo dục Trung Quốc cảnh báo sẽ có biện pháp trừng phạt thích đáng nếu các trường đại học tiếp tục công bố số liệu không trung thực.

Xem thêm >> Nga xuất khẩu mạnh khí đốt sang châu Âu, LNG sang châu Á

Theo Fortune
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

'Dự kiến nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội đến TP. HCM vào 30/6/2025'

'Dự kiến nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội đến TP. HCM vào 30/6/2025'

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land, HoSE: LGL) đã có quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, nhiều vấn đề của công ty vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.