Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Đài Loan và Mỹ bắt đầu cuộc đối thoại trong khuôn khổ “Sáng kiến Mỹ - Đài Loan về Thương Mại Thế Kỷ 21" vào tháng 8 năm ngoái, sau khi Washington đưa Đài Loan ra khỏi các sáng kiến thương mại xuyên châu Á có tên "Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" (Indo-Pacific Economic Framework) lớn hơn của mình.
Thỏa thuận thương mại “lịch sử” này đã được ký kết vào sáng 1/6 tại Washington (theo giờ địa phương). Với thỏa thuận này, Mỹ và Đài Loan hướng đến đồng bộ hóa các biện pháp kiểm soát hải quan, các thủ tục pháp lý và thiết lập các biện pháp chống tham nhũng, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các cuộc đàm phán khác sẽ tiếp tục về các lĩnh vực thương mại phức tạp hơn bao gồm nông nghiệp, thương mại số, tiêu chuẩn lao động và môi trường, doanh nghiệp do nhà nước quản lý, và cách thức thực hành và chính sách phi thị trường.
Thỏa thuận không kỳ vọng sẽ thay thế thuế hàng hóa, nhưng những người ủng hộ nói rằng sẽ củng cố mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Đài Loan, mở cho Đài Loan cho nhiều cơ hội xuất khẩu hơn từ Mỹ, và giúp Đài Loan tăng cường khả năng chống lại các áp lực kinh tế từ Trung Quốc.
Thỏa thuận sẽ giúp gia tăng trao đổi thương mại giữa Washington và Đài Bắc, thông qua việc đồng bộ hóa các biện pháp kiểm soát hải quan, thủ tục pháp lý và thiết lập các biện pháp chống tham nhũng. Đối với Đài Loan, đây là thỏa thuận thương mại “toàn diện nhất” được ký kết với Mỹ kể từ năm 1979.
Các nhà quan sát cho rằng dự luật này vừa nhằm khẳng định thẩm quyền của Quốc hội Mỹ đối với chính sách thương mại, vừa thể hiện sự ủng hộ đối với việc tăng cường can dự kinh tế với Đài Loan (Trung Quốc).
Nhiều chuyên gia cho rằng thỏa thuận này là một thông điệp khẳng định hợp tác Mỹ - Đài Loan sẽ tiếp tục được siết chặt, bất kể thái độ của Trung Quốc. Chính quyền Đài Loan hoan coi thỏa thuận này ‘‘không chỉ là một sự kiện lịch sử, mà còn đánh dấu một bước khởi đầu mới”.
Về phía Trung Quốc, chính phủ nước này cáo buộc việc Mỹ ký kết thỏa thuận thương mại với vùng lãnh thổ Đài Loan là hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và các cam kết đã có từ trước giữa hai nước.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh tuyên bố Mỹ cần phải ngay lập tức ngừng các tương tác chính thức dưới mọi hình thức với Đài Loan, kiềm chế đàm phán hoặc ký kết bất kỳ thỏa thuận nào có hàm ý khẳng định chủ quyền của Đài Loan, đồng thời ngừng gửi bất kỳ thông điệp sai trái nào tới các lực lượng ly khai đang tìm kiếm "độc lập của Đài Loan" dưới danh nghĩa kinh tế và thương mại", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh thêm.
Xem thêm >> Nga xuất khẩu mạnh khí đốt sang châu Âu, LNG sang châu Á
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.