Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trước đó, Lực lượng chuyên trách biển Tây Philippines (NTF-WPS) thông tin về việc hơn 200 tàu, được cho là điều khiển bởi lực lượng dân quân biển Trung Quốc, xuất hiện tại khu vực Bãi Ba Đầu vào ngày 7/3.
Bãi Ba Đầu là một rạn san hô hình chữ V, có tổng diện tích khoảng 10km2, nằm trong vùng 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, là một phần của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Sau đó, tới ngày 31/3 Philippines cho biết khoảng 210 tàu Trung Quốc đã tủa đi các bãi đá ngầm và đảo khác trong khu vực.
Kết quả giám sát trên không và trên biển mới nhất của phía Philippines vẫn ghi nhận khoảng 44 tàu Trung Quốc còn hoạt động trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 3/4 tiếp tục yêu cầu nhóm tàu Trung Quốc rời bãi ngầm nằm trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Bộ Ngoại giao Philippines trước đó đã trao công hàm phản đối hành động của Trung Quốc. Bộ này yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu dân quân biển khỏi bãi cạn. Philippines cho rằng nhóm tàu này thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh nói đây là các tàu cá trú ẩn trước diễn biến thời tiết xấu.
Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển, đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc ở Biển Đông (COC).
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm; tôn trọng chủ quyền của Việt Nam; thiện chí thực hiện UNCLOS; nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình; tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC; đóng góp vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà Hằng tuyên bố.
Sau đó các nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Australia và gần nhất là Canada cũng đã bày tỏ lo ngại trước những động thái trên và yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức đưa các tàu ra khỏi khu vực này, chấm dứt hành động gây hấn.
Trong một tin nhắn trên mạng xã hội Twitter mới đây, Đại sứ Canada tại Philippines khẳng định quan điểm phản đối các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng những hành động này làm leo thang căng thẳng và phá hoại sự ổn định của khu vực cũng như trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.
Xem thêm >> Ông Trump kêu gọi tẩy chay Coca-Cola, Delta Airlines cùng loạt công ty Mỹ
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.