Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Phát biểu trong buổi họp báo hôm nay (24/6), khi được hỏi về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thảo luận về vấn đề Hong Kong tại G20 diễn ra ở Nhật Bản cuối tuần này không, ông Trương đã trả lời rằng:
"Những gì tôi có thể nói là chắc chắn G20 sẽ không thảo luận về vấn đề Hong Kong. Chúng tôi không cho phép G20 thảo luận về vấn đề này".
Theo ông Trương, Hong Kong là vùng đặc khu hành chính của Trung Quốc. Không quốc gia hay cá nhân bên ngoài nào có quyền can thiệp dù ở đâu, bằng phương pháp nào.
Tuyên bố này của ông Trương phủ nhận tuyên bố trước đó của Ngoại trưởng Mỹ rằng Hong Kong sẽ là một trong các vấn đề được lãnh đạo Mỹ-Trung mang ra thảo luận khi gặp nhau tại Osaka vào cuối tuần này.
Chính quyền Hong Kong đang tìm cách ổn định lại xã hội sau các cuộc biểu tình lớn nhằm phản đối dự luật "Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau về vấn đề hình sự" sửa đổi, cho phép bàn giao nghi phạm đến các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa ký hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, trong đó có Trung Quốc đại lục.
Nhiều người lo ngại dự luật này có thể làm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh với Hong Kong, đồng thời khiến họ bị điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật khác.
Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga ngày 15/6 thông báo sẽ hoãn vô thời hạn việc thông qua dự luật dẫn độ gây tranh cãi thời gian vừa qua và thừa nhận dự luật đã "gây ra quá nhiều chia rẽ trong xã hội".
Trước đó, ngày 13/6, các nghị sĩ Mỹ đã đề xuất một dự luật liên quan tới Hong Kong để "tái xác nhận cam kết của Mỹ với nền dân chủ, quyền con người và nền pháp trị của Hong Kong tại một thời điểm khi mà sự tự do và quyền tự trị của Hong Kong đang bị xói mòn vì sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc".
Nếu được thông qua, đề xuất có tên "Đạo luật dân chủ và quyền con người Hong Kong" sẽ yêu cầu ngoại trưởng Mỹ chứng nhận quyền tự trị của Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc mỗi năm, như vậy Hong Kong mới có thể tiếp tục hưởng các đối đãi đặc biệt mà Mỹ dành cho thành phố này theo Đạo luật chính sách Mỹ - Hong Kong 1992.
Tuy nhiên ngay sau đó Bắc Kinh đã gửi một cảnh báo cứng rắn tới Mỹ và nhắc nhở Washington rằng sự bất ổn ở Hong Kong không đem lại lợi ích cho Mỹ.
"Mỹ là một trong những đối tác thương mại lớn của Hong Kong. Việc Hong Kong tiếp tục thịnh vượng và ổn định nằm trong lợi ích của Mỹ. Việc Mỹ khiến Hong Kong rối tung lên là điều không tốt", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23/6 xác nhận Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản vào ngày 28-29/6. Đây cũng là chuyến thăm Nhật đầu tiên của ông Tập từ khi lên nắm quyền vào năm 2013. Bắc Kinh cho biết thêm rằng ông Tập sẽ tới Nhật Bản từ ngày 27/6 và dự kiến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị. Hai lãnh đạo có khả năng sẽ tổ chức các cuộc đàm phán chính thức trong bữa tối giống như ở hội nghị G20 tại Argentina hồi tháng 12/2018. |
Xem thêm >> Ông Trump tính áp thêm quy định với thiết bị 5G, yêu cầu sản xuất ngoài Trung Quốc
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.