Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham ngày 16/12 cho biết chính phủ nước này đã kháng cáo lên WTO về quyết định của Trung Quốc khi áp đặt mức thuế khổng lồ đối với lúa mạch Úc hồi tháng 5 năm nay.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg ngày 16/12, khi được phóng viên hỏi về phản ứng của Trung Quốc trước động thái này của Úc, ông Uông Văn Bân nhấn mạnh rằng chính phủ Úc nên xem xét lại các cáo buộc của mình đối với Úc và "sửa chữa những sai lầm" thay vì đệ đơn lên WTO.
“Tôi và các đồng nghiệp đã nhiều lần nêu quan điểm nhất quán về lập trường của Trung Quốc đối với các vụ việc thương mại giữa Trung Quốc và Úc. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chính phủ Úc nên giải quyết các mối quan ngại của Trung Quốc một cách nghiêm túc và có những hành động cụ thể để chấn chỉnh các hành vi phân biệt đối xử nhắm vào các công ty Trung Quốc”, ông Uông Văn Bân nhấn mạnh.
Nhiều khả năng, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ có phản ứng về vụ kiện của Úc trong ít ngày tới.
Trước đó, Trung Quốc hồi tháng 5 đã chính thức áp các mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tới 80,5% lên lúa mạch của Úc trong thời hạn 5 năm.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết một cuộc điều tra bắt đầu vào năm 2018 đã đưa ra kết luận Úc đã bán phá giá và gây thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp nội địa của nước này.
Theo bộ này, mức thuế chống bán phá giá 73,6% sẽ được áp dụng đối với tất cả các công ty, trong đó có bốn nhà xuất khẩu lúa mạch là Iluka Trust, Kalgan Nominees Pty Ltd, JW & JI Mcdonald & Sons và Haycroft Enterprises, cũng như mức thuế chống trợ cấp là 6,9%.
Chính phủ Úc và ngành công nghiệp ngũ cốc nước này đã liên tục phủ nhận các cáo buộc của Trung Quốc, khẳng định đó là những cáo buộc "thiếu cơ sở" và "không được củng cố bởi các sự kiện và bằng chứng".
Úc hiện là nhà cung cấp lúa mạch lớn nhất cho Trung Quốc, với giá trị xuất khẩu vào khoảng 1,5-2 tỷ AUD (tương đương 800 triệu-1,3 tỷ USD) mỗi năm, chiếm hơn một nửa kim ngạch xuất khẩu lúa mạch của Úc Lúa mạch xuất khẩu được sử dụng trong sản xuất bia và làm thức ăn chăn nuôi.
Với đòn áp thuế của Trung Quốc, ngành ngũ cốc của Úc dự kiến sẽ mất 2,5 tỷ USD trong 5 năm tới.
Quan hệ giữa giữa Trung Quốc và Úc đã nảy sinh vấn đề từ năm 2018 khi Úc không cho tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng viễn thông 5G vì lý do an ninh. Đầu năm nay, căng thẳng tiếp tục được nâng lên khi Úc thúc đẩy điều tra nguồn gốc Covid-19 và bác yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Cho tới nay, ít nhất 13 ngành hàng của Úc đã bị Trung Quốc áp thuế suất cao hoặc cấm nhập khẩu, gồm lúa mạch, thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, du lịch, trường đại học, rượu, lúa mì và len.
Được biết, Trung Quốc chiếm 26% tổng kim ngạch thương mại của Úc trong năm 2018-2019, và là thị trường xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm của Úc như than, quặng sắt, rượu vang, thịt bò, du lịch và giáo dục.
Trung Quốc cũng là thị trường du lịch quan trọng nhất với 1,4 triệu lượt khách tới thăm Úc mỗi năm và cũng đồng thời là nguồn sinh viên quốc tế lớn nhất với hơn 200.0000 sinh viên tại Úc.
Xem thêm >> Mỹ: 10 bang kiện Google cấu kết với Facebook vi phạm luật chống độc quyền
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.