Tài chính quốc tế

Trung Quốc: Mạng lưới camera giám sát có thể quét toàn bộ dân số chỉ trong 1 giây

(VNF) - Hiện tại, có tới 170 triệu camera nhận diện khuôn mặt được lắp đặt tại Trung Quốc. Dự kiến tới năm 2020, nước này sẽ lắp đặt khoảng 570 triệu camera, tính trung bình cứ hai người dân Trung Quốc sẽ có một máy quay camera theo dõi, theo Global Times.

Trung Quốc: Mạng lưới camera giám sát có thể quét toàn bộ dân số chỉ trong 1 giây

Hiện tại, có tới 170 triệu camera nhận diện khuôn mặt được lắp đặt tại Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc đang tiến hành lắp đặt và sử dụng một hệ thống camera nhận diện khuôn mặt với tỷ lệ chính xác tới 99,8%. Theo đó, hệ thống này nhanh tới mức có thể quét toàn bộ dân số Trung Quốc chỉ trong 1 giây, và chỉ mất khoảng 2 giây để quét toàn bộ dân số thế giới.

Hệ thống camera này được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và là một phần của chiến dịch chống tham nhũng có tên Sky Net với nhiệm vụ ban đầu là theo dõi những quan chức muốn chạy trốn. Các máy quay có thể xác định nhân dạng của người đi bộ hoặc đang lái xe để trợ giúp cảnh sát tìm kiếm tội phạm.

Trung Quốc đang tiến hành lắp đặt và sử dụng một hệ thống giám sát với tỷ lệ chính xác tới 99,8%.

Chiến dịch Sky Net được đưa ra năm 2015 khi chính quyền trung ương Trung Quốc muốn mạnh tay trong việc săn tìm quan chức phạm tội tham nhũng, cũng như trấn áp các ngân hàng ngầm và tịch thu tài sản bị chiếm dụng.

Theo đó hệ thống này có thể hoạt động chuẩn xác bất kể điều kiện về góc và ánh sáng. Trong 2 năm qua, hệ thống giám sát này đã hỗ trợ chính quyền bắt giữ được hơn 2.000 tội phạm.

Không chỉ dùng để phát hiện những tên tội phạm, hệ thống này còn được sử dụng để dự đoán những hành vi của tội phạm có thể xảy ra.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt chỉ là một phần nhỏ của ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo mà Trung Quốc muốn tiên phong.

Trong khi trên thế giới, công nghệ này đối mặt với những quan ngại về sự riêng tư, thì tại Trung Quốc, người dân có thái độ không rõ ràng khi mọi hoạt động của mình đều bị giám sát.

Hệ thống nhận diện khuôn mặt còn giúp dự đoán những hành vi của tội phạm có thể xảy ra.

Nhiều công nghệ nhận diện khác đồng thời được phát triển nhằm mục đích làm những điều mà hệ thống nhận diện khôn mặt hiện chưa làm được. Trong đó, Bắc Kinh đang xây dựng cơ sở dữ liệu về giọng nói để nhận diện một người dựa trên cách phát âm và nói chuyện của họ, theo Human Rights Watch.

Năm 2015, cảnh sát nước này đã thu thập 70.000 mẫu giọng nói tại tỉnh An Huy, nơi đang diễn ra các cuộc thử nghiệm về nhận diện giọng nói, Human Rights Watch cho biết.

Một phương thức nhận diện khác là qua bước đi của một người. Công nghệ nhận dạng bước đi cho phép nhận diện một người ở khoảng cách xa hơn, khi không thể quét được khuôn mặt họ. Công nghệ này đang được phát triển bởi Watrix – công ty cho biết đang xây dựng công nghệ nhận diện có tính ứng dụng thương mại tiên tiến nhất thế giới.

Watrix đang hợp tác với một lưc lượng nhỏ cảnh sát Trung Quốc để thử nghiệm công nghệ này trên tù nhân, CEO Huang Yongzhen của công ty này cho biết.

Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành vị trí đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo toàn cầu. Credit Suisse dự đoán, rất có thể Trung Quốc sẽ chiến thắng.

"Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo", ông Dong Tao, Phó chủ tịch phụ trách thị trường Trung Quốc của Credit Suisse Private Banking Asia Pacific, nhận định.

Các công ty Trung Quốc đã gia tăng số bằng sáng chế mà họ nhận được ở Mỹ lên gấp 10 lần trong vòng chưa đến 10 năm, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang thành công trong chiến lược chuyển mình từ nhà máy gia công cho thung lũng Silicon thành một thế lực trong lĩnh vực nghiên cứu.

>> Vụ Grab mua Uber Đông Nam Á: Singapore lo dẫn đến hạn chế cạnh tranh

Tin mới lên