Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo thông cáo đăng trên trang web chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào ngày 16/9 đã gửi đơn xin gia nhập CPTPP tới Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand Demien O'Connor.
Cũng theo thông cáo, bộ trưởng hai nước đã điện đàm để trao đổi về những công việc tiếp theo liên quan đến việc Trung Quốc chính thức xin gia nhập hiệp định này.
Trước động thái này của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị các bên ký kết hiệp định xem xét cẩn trọng đơn xin gia nhập của Trung Quốc.
“Chúng tôi hy vọng những hành động thương mại phi thị trường của Trung Quốc và việc Bắc Kinh sử dụng chính sách kinh tế cưỡng ép đối với các quốc gia khác sẽ là yếu tố quyết định liệu đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc có được phê chuẩn hay không", một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong tuyên bố đưa ra ngày 17/9.
Đồng thời, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki khẳng định chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ không quay trở lại Hiệp định CPTPP. Thay vào đó, Mỹ sẽ thúc đẩy các lựa chọn khác, bao gồm tăng cường quan hệ kinh tế tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Cùng ngày, Nhật Bản, nước hiện nắm quyền Chủ tịch đối với cơ quan ra quyết định CPTPP, tuyên bố nước này sẽ phân tích cẩn thận để xem Trung Quốc có sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu tham gia CPTPP hay không.
"Chúng ta phải đánh giá triệt để xem Trung Quốc có sẵn sàng thực hiện các quy tắc tiêu chuẩn cao của CPTPP hay không. Chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến với các thành viên khác trong khi vẫn tuân thủ các thủ tục phê duyệt thành viên mới", Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato nói tại một cuộc họp báo ngày 17/9.
CPTPP đứng thứ ba trong số các hiệp định thương mại tự do lớn nhất sau Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trị giá 26.000 tỷ USD và Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada trị giá 21.100 tỷ USD.
Việc Trung Quốc tham gia sẽ đưa CPTPP trở thành hiệp định thương mại tự do có giá trị nhất từng được ký kết. Hiện 11 nước thành viên CPTTP có tổng giá trị kinh tế trị giá khoảng 13.500 tỷ USD, tương đương khoảng 13% GDP toàn cầu.
Nếu Trung Quốc gia nhập CPTPP, tổng GDP của các nền kinh tế thành viên sẽ chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu.
Tuy nhiên, việc gia nhập CPTPP cần phải có sự phê chuẩn của tất cả 11 quốc gia thành viên, trong khi Trung Quốc hiện có tranh chấp thương mại với một số nước thành viên như Australia, Canada. Bên cạnh đó, 2 nước này cùng Nhật Bản, New Zealand cũng có quan hệ mật thiết với Mỹ.
Hiệp định CPTPP được hình thành vào năm 2018, cam kết dỡ bỏ 95% các loại thuế quan giữa 11 quốc gia thành viên tham gia, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/1/2019. |
Xem thêm >> Australia-Mỹ ra tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.