Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty quang điện tại Trung Quốc, đồng thời là doanh nghiệp năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới theo giá trị vốn hoá, Longi Green Energy Technology, đã lập kỷ lục vào cuối năm ngoái về hiệu suất của tế bào quang điện (tế bào silicon) - thành phần giúp năng lượng mặt trời chuyển hoá thành điện năng có thể sử dụng được, do một nhóm người Trung Quốc nghiên cứu và sáng tạo ra.
Sự phát triển đột phá từ công nghệ của Longi được cho là sẽ giúp Trung Quốc duy trì được vị trí hàng đầu trong cuộc đua năng lượng xanh.
Giáo sư Martin Green tại Đại học New South Wales ở Sydney, người được biết đến với cái tên “cha đẻ của quang điện hiện đại” từng chia sẻ hiệu suất giới hạn của tế bào silicon trên lý thuyết rơi vào khoảng 29%. Tế bào silicon đạt kỷ lục của công ty Longi năm 2022 có hiệu suất đạt 26,8% và có thể được đẩy lên cao hơn nữa trong tương lai.
“Trong suốt những năm 1980 và 1990, các nhà khoa học tại trường đại học New South Wales đã dẫn đầu trong cuộc đua tăng cao hiệu suất của tế bào quang điện, sau đó, năm 2010, các nhà nghiên cứu người Nhật Bản đã vượt lên và dành vị trí số 1”, Giáo sư Green chia sẻ về các kỷ lục được lập ra trong nhiều thập kỷ kể từ khi pin mặt trời được phát minh vào năm 1954.
Vị giáo sư này cũng nhận định Trung Quốc có thể sẽ dẫn đầu những cải tiến về năng lượng mặt trời trong nhiều năm tới.
Việc thành công tạo thêm năng lượng từ tế bào silicon sẽ giúp giảm chi phí điện và đẩy nhanh việc áp dụng năng lượng sạch. Nếu Trung Quốc thành công, quốc gia này không chỉ có quyền tự hào về thành tựu mình đạt được, mà còn giúp củng cố vị trí đứng đầu thế giới trong ngành năng lượng mặt trời của mình.
Trước đó, chính phủ Trung Quốc từng nhiều lần nhấn mạnh sẽ tập trung phát triển các nguồn năng lượng sạch, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đưa ra tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ trung hoà carbon vào năm 2060.
Tuy nhiên gần đây, động thái từ Bắc Kinh lại đang đi ngược lại với những kế hoạch được vạch ra trước đó khi Trung Quốc liên tục đẩy mạnh điện than trong quý I/2023 nhằm cứu chính mình khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng
Việc tập trung phát triển trở lại năng lượng mặt trời được cho là nỗ lực của quốc gia này trong việc ngăn chặn các tổn thất tài chính cũng như thảm hoạ khí hậu trong tương lai.
Tế bào silicon, hay còn gọi tế bào quang điện, là thành phần chính của các mô-đun năng lượng mặt trời. Khi tế bào silicon tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra một hiện tượng gọi là "hiệu ứng quang điện". Cấu trúc của tế bào silicon giúp chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành dòng điện. Điện năng được tạo ra từ tế bào này có thể được sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị điện tử, hệ thống điện trong các ngôi nhà, công ty, hoặc được lưu trữ trong pin năng lượng mặt trời để sử dụng sau này. Tế bào silicon cũng có thể được sử dụng trong các ứng dụng khác như cảm biến ánh sáng và các thiết bị điện tử. Vì tính linh hoạt và khả năng tạo ra điện năng từ nguồn sáng mặt trời, tế bào silicon đang dần trở thành một công nghệ quan trọng trong việc khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.