'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tình trạng nóng lên toàn cầu đã gây ra những đợt nắng nóng kỷ lục trong những năm gần đây. Một loạt các quốc gia tại khu vực Nam Á và Đông Nam Á hiện đang trải qua những tháng hè nắng nóng cực độ.
Đợt nắng nóng đầu tháng 4 được các chuyên gia đánh giá là “sóng nhiệt tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á” với nền nhiệt trung bình liên tục thay đổi. Phần lớn các quốc gia tại khu vực này đã trải qua cái nóng hơn 40 độ C trong tháng 4. Thậm chí chỉ số nhiệt tại một số khu vực đã gần chạm ngưỡng nguy hiểm 54 độ C, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
Nắng nóng gay gắt gần như bao trùm toàn bộ châu Á và không có dấu hiệu thuyên giảm. Theo CNN, nền nhiệt trung bình ở nhiều nước châu Á liên tục lập kỷ lục mới như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào.
Để đối phó thời tiết nắng nóng đang diễn ra, một số nước trong khu vực đã nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn sức khỏe, đồng thời giảm chi phí sinh hoạt cho người dân như giảm giá điện, kêu gọi người dân tiết kiệm nước, cấm đốt nương rẫy, rút ngắn thời gian học tập, làm việc…
Thời tiết cực đoan đã thúc đẩy nhiều quốc gia châu Á tăng nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga. Theo số liệu từ công ty tình báo dữ liệu Kpler, xuất khẩu than và khí đốt từ Nga sang châu Á đã tăng rõ rệt trong năm nay.
Nỗ lực đảm bảo có đủ số lượng than, khí đốt và dầu nhiên liệu để duy trì hoạt động cho mạng lưới điện quốc gia, năng lượng của Nga bị phương Tây xa lánh đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với nhiều nước trong khu vực châu Á.
Trong tháng 4, các quốc gia trong khu vực đã nhập khẩu 7,46 triệu tấn than, tăng khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, nhập khẩu dầu mazut của Nga, một loại dầu rẻ hơn để sản xuất điện, có hai tháng cao nhất được ghi nhận vào tháng 3 và tháng 4. Các chuyên gia ghi nhận rằng lượng mua sẽ sớm tăng do El Nino gia tăng bất thường.
Ấn Độ và Trung Quốc mua năng lượng của Nga nhiều nhất, Malaysia, Sri Lanka cũng là khách hàng lớn mua dầu nhiên liệu, than và khí đốt, còn Hàn Quốc chiếm tới 15% nguồn cung.
Theo ông Chris Wilkinson, nhà phân tích cấp cao về năng lượng tái tạo tại Rystad, ngay cả Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Mỹ, dù không muốn tăng nhập khẩu từ Nga, cũng có thể mở rộng mua trong giới hạn hợp đồng hiện có để tiết kiệm chi phí.
Ông John Driscoll, giám đốc của JTD Energy Services Pte tại Singapore, cho rằng việc nhiều quốc gia châu Á ngày càng tăng mua năng lượng của Nga thể hiện một phần việc suy giảm ảnh hưởng của Mỹ trước tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại.
Xem thêm >> ‘EU và G7 sẽ tiếp tục tấn công vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế Nga’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.