'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Trả lời phỏng vấn NBC ngày 24/5, ông O’Brien cho biết theo dự luật an ninh mới do Trung Quốc đề xuất, Trung Quốc có thể sẽ “tiếp quản Hong Kong về cơ bản”.
Theo vị quan chức an ninh Mỹ, nếu Trung Quốc quyết tâm thông qua dự luật này thì Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có thể sẽ không chứng nhận Hong Kong duy trì mức độ tự trị cao và sẽ có các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với Hong Kong và Trung Quốc đại lục.
“Dự luật khi được ban hành sẽ chấm dứt quyền tự trị của Hong Kong và gây hại cho cả nền kinh tế của Hong Kong và Trung Quốc đại lục”, ông O’Brien khẳng định.
Theo ông, luật có thể gây nguy hiểm cho tình trạng đặc biệt của Hong Kong trong luật pháp Mỹ, nền tảng giúp thành phố duy trì vị thế trung tâm tài chính toàn cầu.
“Khó có thể thấy được khả năng Hong Kong vẫn là trung tâm tài chính châu Á nếu Trung Quốc tiếp quản”, ông O’Brien nói với NBC.
Ông O’Brien cho rằng lý do chính để các tập đoàn toàn cầu đến Hong Kong là vì nền pháp trị tại đây bảo vệ doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh.
“Nếu những điều đó mất đi, tôi không nghĩ cộng đồng tài chính sẽ ở lại... Họ sẽ không ở lại Hong Kong để rồi bị Trung Quốc chi phối”, vị quan chức Mỹ lập luận.
Theo ông O’Brien, nếu Trung Quốc quyết áp đặt luật an ninh mới với Hong Kong có thể dẫn tới việc Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt Trung Quốc theo Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hồi tháng 11 năm ngoái.
Theo đó, Ngoại trưởng Mỹ hàng năm có trách nhiệm tiến hành đánh giá về việc liệu Hong Kong có đủ tự trị để xứng đáng được Mỹ đối xử đặc biệt về thương mại theo Đạo luật Chính sách Hong Kong 1992 hay không.
Theo luật này, chính quyền Mỹ cũng áp lệnh trừng phạt đối với các cá nhân bị cho là vi phạm nhân quyền tại Hong Kong và ngăn không cho những người này vào Mỹ.
Mới đây, ngay sau phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII của Trung Quốc sáng 22/5, ông Vương Thần, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc đã trình bày Dự thảo Quyết định của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc về việc thiết lập, kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi bảo vệ an ninh quốc gia tại Đặc khu hành chính Hong Kong.
Ông Vương Thần cho rằng, phương châm "một đất nước hai chế độ" mà Trung Quốc thực hiện ở Hong Kong đã gặt hái được những thành công "chưa từng có", tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã gặp phải một số "tình hình mới, vấn đề mới", đối mặt với "nguy cơ và thách thức mới".
Cũng theo ông Vương, nguy cơ về an ninh quốc gia tại Hong Kong ngày càng rõ rệt, đặc biệt là các hoạt động biểu tình và hành vi can thiệp từ bên ngoài vào Hong Kong trong năm 2019.
Ông cho rằng các hành vi và hoạt động này đã "thách thức nghiêm trọng" giới hạn của nguyên tắc "một đất nước hai chế độ", gây tổn hại nghiêm trọng đến nền pháp trị, gây nguy hại nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích phát triển của Trung Quốc, do vậy cần có những biện pháp mạnh mẽ để phòng ngừa, ngăn chặn và trừng trị.
Dự luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh dự định áp đặt lên Hong Kong nhiều khả năng sẽ trở thành cơn địa chấn mới làm nứt gãy mối quan hệ giữa Trung Quốc và nhiều nước khác.
Phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính mới đây khẳng định Bắc Kinh đã tính toán kỹ và đã dự đoán được việc dự luật này sẽ nhận phản ứng mạnh mẽ nhưng vì "lợi ích lâu dài của Hong Kong, dự luật an ninh quốc gia mới phải được thông qua bằng mọi giá".
Trong cuộc họp báo chiều 24/5, Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã nhấn mạnh Hong Kong là chuyện nội bộ của Trung Quốc và phản đối mọi sự can thiệp của nước ngoài.
Xem thêm >> Thế giới tuần qua: Mỹ trừng phạt 33 công ty Trung Quốc, 194 nước yêu cầu điều tra độc lập Covid-19
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.