Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
“Nếu như trước đây chúng tôi phải mua những quả việt quất nhập khẩu với giá đắt đỏ thì giờ đây, việt quất trồng trong nước đã thay thế nhờ giá bán ngày càng phải chăng hơn”, anh Li chia sẻ với tờ People’s Daily.
Giá việt quất đã giảm xuống còn 7,9 NDT (1,09 USD)/hộp 125 gram tại các trung tâm mua sắm và siêu thị ở Trung Quốc trong thời gian qua. Nguyên nhân là do sản lượng việt quất trồng tại tỉnh Vân Nam tăng cao trong khi chất lượng không thua kém hàng nhập khẩu khiến người tiêu dùng Trung Quốc có thêm nhiều lựa chọn.
Bên cạnh việt quất, nhiều loại trái cây mà trước đây Trung Quốc phải nhập khẩu như nho đỏ, quýt, anh đào, kiwi, xoài, vải, thanh long, sầu riêng đã được trồng thành công ở nhiều vùng của Trung Quốc. Không ít loại trái cây “ngoại” trồng tại Trung Quốc đạt tiêu chuẩn về hương vị, kích thước và độ tươi ngon.
Sự thành công trong việc “nội địa hóa” các loại trái cây “ngoại” của Trung Quốc đã giúp thị trường trái cây trong nước đa dạng hơn và dễ tiếp cận với người tiêu dùng nội địa hơn.
“Một trong những nhà bán lẻ lớn của chúng tôi tiết lộ rằng, khoảng 10 năm trước, 90% trái cây họ bán được nhập khẩu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ trái cây nội địa đã vượt quá 30% và đang có xu hướng tăng mạnh”, ông Liu Chengxin, Tổng giám đốc của Hainan Xiyuan Ecological – công ty cung cấp trái cây và rau củ chất lượng cao tại Trung Quốc cho biết.
“Trên thực tế, việc xây dựng thương hiệu và trồng trái cây quy mô lớn đã được đề xuất và thực hiện từ cách đây 7, 8 năm. Thế nhưng quá trình lai tạo giống và trồng trọt phải mất rất nhiều thời gian mới có kết quả nên mãi đến gần đây, người tiêu dùng Trung Quốc mới được hưởng lợi”, ông Zhai Shujia, Giám đốc điều hành của Trung tâm ươm tạo sản phẩm và công nghệ nông nghiệp tại Trung quốc chia sẻ.
Tổng diện tích trồng cây ăn quả của Trung Quốc đã tăng lên hơn 12,8 triệu ha vào năm 2021. Đáng chú ý là diện tích trồng các loại cây truyền thống như táo và lê giảm trong khi diện tích trồng các loại cây vốn từng chỉ được nhập khẩu như anh đào, kiwi, dâu tây hay sầu riêng tiếp tục tăng, theo báo cáo của Hiệp hội Tiếp thị Trái cây Trung Quốc công bố.
Mới đây, lứa sầu riêng đầu tiên được trồng tại Hải Nam đã chính thức “lên kệ”. Khoảng 93,3ha sầu riêng Musang King được trồng tại đảo Hải Nam đã cho sản lượng khoảng 50 tấn trong vụ thu hoạch đầu tiên. Vụ sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc dù không cho sản lượng như mong đợi nhưng đã phần nào giúp thúc đẩy giấc mơ sầu riêng “cây nhà lá vườn” của quốc gia này.
Không chỉ sầu riêng, diện tích trồng việt quất tại Trung Quốc là gần 70.000ha, vượt qua Mỹ, Chile và Peru để trở thành nhà sản xuất quả việt quất lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng là nhà sản xuất trái kiwi lớn nhất thế giới khi chiếm tới hơn 50% nguồn cung kiwi trên toàn cầu vào năm 2020.
Bơ cũng là loại quả đang được Trung Quốc thúc đẩy gieo trồng trong những năm qua. Diện tích trồng bơ nội địa ngày càng tăng.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã liên tục áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng các loại cây ăn quả. Bên cạnh việc chú trọng lai tạo các giống cây phù hợp với điều kiện thời tiết tại địa phương, các khu trồng cây ăn quả còn được khuyến khích sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát tưới tiêu, phân bón và giám sát thời tiết.
Người dân trồng sầu riêng tại Hải Nam đã sử dụng hệ thống quản lý tưới tiêu và bón phân với các cảm biến tự động theo dõi tình trạng đất trồng. Các nhà kính trồng nho tại đây cũng được lắp đặt cảm biến và thiết bị giám sát môi trường.
Tuy nhiên, con đường “nội địa hóa trái cây ngoại” của Trung Quốc cũng vấp phải nhiều khó khăn. Hầu hết diện tích trồng của Trung Quốc tập trung ở vùng khí hậu mưa nhiệt đới, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và sản lượng của nhiều loại cây ăn quả. Trong lứa sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc bị giảm sản lượng một phần do ảnh hưởng của những cơn mưa bão tại Hải Nam.
Chất lượng của các loại trái cây nội địa cũng đang là vấn đề khiến các chuyên gia nông nghiệp tại Trung Quốc suy nghĩ. Nhiều loại trái cây như bơ hay sầu riêng trồng tại Trung Quốc vẫn chưa thể cho ra hương vị thơm ngon như hàng nhập khẩu.
Theo SCMP, sầu riêng Trung Quốc chỉ không có mùi hương đặc trưng như loại nhập khẩu mà còn có màu sắc khá mờ nhạt. Thậm chí, nhiều người còn ví vị sầu riêng Trung Quốc giống như vị của quả chuối chưa chín.
Nhân lực trong ngành nông nghiệp Trung Quốc phần lớn vẫn là những người bị giới hạn bởi tuổi tác và trình độ học vấn. Đây là một trong những yếu điểm khó cải thiện trong thời gian ngắn của ngành nông nghiệp. Việc trẻ hóa nhân lực ngành nông nghiệp cùng với sự góp sức của các chuyên gia có trình độ học vấn cao đang là mối ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.