Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Nếu trong năm 2020, doanh số bán hàng của xe ô tô thuần điện (EV) và hybrid cắm sạc (PHEV) đạt 3,24 triệu chiếc, chiếm 4,2% thị trường ô tô toàn cầu, thì bước sang năm 2021, chỉ trong 6 tháng đầu năm đã có đến 2,65 triệu chiếc xe điện và hybrid được bán ra trên toàn thế giới, đạt mức tăng trưởng 168% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo của tập đoàn theo dõi thị trường xe điện toàn cầu Ev-volumes.
Từ các con số ấn tượng này, Ev-volumes đặt kỳ vọng về khả năng tăng trưởng gấp đôi của thị trường xe điện toàn cầu trong năm nay, đạt mức doanh số 6,4 triệu chiếc cho EV (4 triệu xe) và PHEV (2,4 triệu xe) khi kết thúc tháng 12, tương đương mức tăng trưởng 98% so với năm 2020.
Với kết quả này, nếu được hiện thực hóa, sẽ có khoảng 16 triệu chiếc ô tô chạy pin được sử dụng trên toàn cầu vào cuối năm 2021, với 2/3 trong đó là xe thuần điện.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, một loạt quốc gia đã tăng cường ban hành các chính sách khuyến khích người dân sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường. Bởi vậy, thị trường ô tô điện được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tới, bất chấp các khó khăn vì đại dịch. Hãng nghiên cứu thị trường Canalys dự kiến ô tô điện sẽ đạt tới 30 triệu xe bán ra vào năm 2028, trước khi chiếm 48% tổng số ô tô du lịch tới tay người tiêu dùng vào năm 2030.
Thêm vào đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã có kế hoạch “khai tử” xe sử dụng động cơ dầu vào khoảng năm 2024 hoặc 2025. Trung Quốc cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể trong việc “phổ cập” các loại phương tiện sử dụng năng lượng mới, với mục tiêu xe điện sẽ chiếm 20% tổng số xe bán ra trên toàn quốc vào năm 2025. Theo dự đoán của Digitimes, số xe thuần điện bán ra trên toàn cầu khoảng 13,75 triệu chiếc vào thời điểm này. Trong đó, khoảng 38% là ở thị trường Trung Quốc.
Pin là một trong những bộ phận then chốt của xe điện. Khi thế giới chuyển đổi sang xe điện, các công ty cũng chạy đua để bảo vệ và củng cố vị thế của mình trong chuỗi cung ứng pin, từ việc khai thác khoáng sản đến sản xuất. Ngành này đang tiến tới hội nhập theo chiều dọc để đảm bảo nguồn cung và trong một số trường hợp, để cải thiện tính minh bạch.
Trong cuộc chạy đua về pin xe điện, Trung Quốc đang ở vị trí dẫn đầu. Nhà sản xuất pin CATL của Trung Quốc kiểm soát khoảng 30% thị trường pin EV trên thế giới và là đối tác của nhiều ông lớn của thị trường xe điện toàn cầu như tập đoàn Tesla của Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc không ngừng tinh chỉnh kế hoạch chi tiết về chính sách pin và xe điện, hỗ trợ các công ty điều hướng các công nghệ phức tạp và tạo ra các loại pin hiệu quả có thể được triển khai một cách an toàn.
Theo các chuyên gia trong ngành ô tô, Trung Quốc đang trở thành “đầu tàu” cho các quốc gia châu Á trong lĩnh vực tái chế pin xe điện đã hết hạn. Nước này đang triển khai một số công nghệ giúp giải quyết các vấn đề về môi trường trong khâu xử lý pin. Công suất xử lý pin đã qua sử dụng tối đa ở Trung Quốc được cho là lớn hơn châu Âu và Mỹ. Hiện các “ông lớn” sản xuất ô tô toàn cầu, bao gồm cả Tesla, đang sử dụng công nghệ mà các nhà sản xuất pin lớn nhất Trung Quốc cung cấp. Nó được lắp đặt trên hàng trăm nghìn ô tô và tương lai sẽ là hàng triệu ô tô điện, bao gồm cả những chiếc của Volkswagen AG và Hyundai Motor.
Từ năm 2016, Trung Quốc đã là thị trường xe năng lượng mới lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Sự thành công này có được không chỉ do các hãng xe, các nhà sản xuất phụ tùng gốc mà còn nhờ vào chiến lược về giao thông của chính phủ. Đặc biệt, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu cắt giảm mạnh hơn nữa tỷ lệ phát thải carbon, lên hơn 65% trên mỗi đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2030, xe điện lại càng được kỳ vọng trở thành động lực của ngành ô tô nước này và thế giới.
Sự can thiệp mạnh tay và đầy khích lệ của chính phủ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thị trường xe ô tô điện Trung Quốc tăng trưởng. Ước tính giới chức nước này đã tung ra khoản đầu tư khổng lồ giá trị 50 tỷ USD để thúc đẩy các startup sản xuất dòng xe năng lượng mới, hỗ trợ người mua xe và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng sạc điện rộng khắp. Hiện toàn Trung Quốc có tổng cộng khoảng 1,88 triệu trạm sạc điện, gồm 1 triệu trạm sạc của tư nhân, 880.000 trạm sạc công.
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), doanh số bán các loại xe được gọi là năng lượng mới, bao gồm ô tô chạy bằng pin, dòng xe hybrid, hay ô tô chạy bằng pin nhiên liệu hydro ở Trung Quốc, dự kiến sẽ tăng 30% - 40% lên khoảng 1,8 triệu xe vào năm 2021. Đến năm 2025, Trung Quốc kỳ vọng doanh số bán ô tô điện hàng năm sẽ chiếm 25% tổng số xe bán ra trên thị trường, thay vì mức 5% như hiện nay.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.