Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời

Thủy Bình - Thứ sáu, 12/07/2024 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy gần 2/3 các nhà máy điện gió và điện mặt trời lớn đang được xây dựng trên toàn cầu đều ở Trung Quốc.

Trung Quốc đang xây dựng số nhà máy điện gió và điện mặt trời với tổng công suất lên tới 339 gigawatt (GW), tương đương với 64% tổng số toàn cầu, theo báo cáo từ tổ chức nghiên cứu Global Energy Monitor (GEM).

Con số này cao hơn 8 lần so với số dự án của Mỹ - đang đứng ở vị trí thứ hai, với tổng công suất 40 GW.

Các tua-bin gió tại một nhà máy điện gần Ngọc Môn, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Các tác giả của báo cáo cho biết tốc độ của Trung Quốc khiến mục tiêu toàn cầu tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo vào cuối năm 2030 trở nên "trong tầm tay" ngay cả khi không có thêm thủy điện, đồng thời kêu gọi Trung Quốc nâng cao các mục tiêu trong cam kết về khí hậu gửi tới Liên hợp quốc vào năm tới.

Tuần trước, tổ chức tư vấn Climate Energy Finance có trụ sở tại Sydney cho biết Bắc Kinh cũng đang trên đà đạt được mục tiêu năm 2030 là lắp đặt 1.200 GW điện gió và điện mặt trời vào tháng này - sớm hơn 6 năm so với mục tiêu.

Mặc dù vậy, nhà phân tích nghiên cứu Aiqun Yu của GEM cho biết việc tích hợp thành quả bùng nổ của năng lượng tái tạo vẫn là một thách thức đối với mạng lưới điện tập trung vào than của Trung Quốc, và quốc gia này cần phải phát triển các đường dây truyền tải nhanh hơn nữa.

Theo phân tích của Lauri Myllyvirta, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Chính sách Xã hội châu Á, Trung Quốc đã sản xuất 53% điện từ than vào tháng 5, mức thấp kỷ lục, trong khi mức kỷ lục 44% đến từ các nguồn không phải nhiên liệu hóa thạch, cho thấy lượng khí thải carbon của nước này có thể đã đạt đỉnh vào năm ngoái nếu xu hướng này tiếp tục.

Tỷ trọng điện than đã giảm từ mức 60% vào tháng 5/2023.

Năng lượng mặt trời tăng lên 12% sản lượng điện vào tháng 5 và năng lượng gió lên 11% khi Trung Quốc bổ sung thêm một lượng lớn công suất mới. Thủy điện ở mức 15%, hạt nhân ở mức 5% và sinh khối ở mức 2% góp phần vào công suất năng lượng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch của nước này.

Việc tăng sản lượng điện tái tạo đã giúp lượng khí thải carbon dioxide từ ngành điện, chiếm khoảng 40% tổng lượng khí thải của Trung Quốc, giảm 3,6% vào tháng 5.

Ông Myllyvirta cho biết: "Nếu việc triển khai năng lượng gió và năng lượng mặt trời nhanh chóng như hiện nay tiếp tục, thì lượng khí thải CO2 của Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục giảm, khiến năm 2023 trở thành năm đạt đỉnh về lượng khí thải của nước này".

Phân tích của ông Lauri Myllyvirta - lấy dữ liệu từ Hội đồng Điện lực Trung Quốc - cho thấy sản lượng điện mặt trời tăng vọt kỷ lục 78% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 5, đạt 94 terrawatt giờ (TWh).

Sản lượng điện gió tăng 5% trong năm lên 83 TWh khi công suất tăng 21% được bù đắp bằng mức sử dụng thấp hơn do điều kiện gió thay đổi. Sản lượng thủy điện tăng 39% so với năm ngoái, khi thủy điện bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Sản lượng điện từ khí đốt giảm 16%, sản lượng điện từ than giảm 3,7%, ngay cả khi tổng nhu cầu điện tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo phát triển thường niên ngành điện lực Trung Quốc năm 2024 do Hội đồng Điện lực Trung Quốc, tỷ lệ công suất phát điện không sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt tới 70% vào năm 2030, đẩy tỷ lệ tiêu thụ năng lượng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch vượt quá 25%.

Theo China Daily, Bangkok Times
Loạt DN năng lượng mặt trời Trung Quốc dừng sản xuất tại Việt Nam?

Loạt DN năng lượng mặt trời Trung Quốc dừng sản xuất tại Việt Nam?

Tài chính quốc tế  - 7h
(VNF) - Các công ty năng lượng mặt trời lớn của Trung Quốc, bao gồm LONGi (Công nghệ Năng lượng xanh LONGi) và Trinasolar, gần đây đã xác nhận việc dừng hoạt động sản xuất tại Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác.
Trở ngại từ Mỹ kìm hãm ô tô Trung Quốc tràn vào Nga

Trở ngại từ Mỹ kìm hãm ô tô Trung Quốc tràn vào Nga

(VNF) - Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến vấn đề thanh toán giữa Nga và Trung Quốc trở nên khó khăn, ảnh hưởng tới việc doanh nghiệp Nga nhập khẩu ô tô Trung Quốc.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tham vọng mở 1.000 quán cà phê tại Trung Quốc

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tham vọng mở 1.000 quán cà phê tại Trung Quốc

(VNF) - Mới đây, thương hiệu cà phê Trung Nguyên Đã mở cửa hàng thứ 5 tại Thượng Hải và là cửa hàng thứ 11 tại Trung Quốc. Còn rất xa so với tham vọng 1.000 cửa hàng mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ đề ra.

Đức mềm mỏng với Trung Quốc, trì hoãn lệnh cấm Huawei đến năm 2029

Đức mềm mỏng với Trung Quốc, trì hoãn lệnh cấm Huawei đến năm 2029

(VNF) - Chính phủ Đức đã đồng ý loại trừ các sản phẩm của nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei khỏi mạng 5G của nước này nhưng đã lùi ngày có hiệu lực xa hơn dự kiến.

Ý kiến ( )
 Gom gió tạo điện: Nên làm gì để không phí 'lộc trời ban'?

Gom gió tạo điện: Nên làm gì để không phí 'lộc trời ban'?

(VNF) - Quy hoạch điện VIII đã đưa ra tầm nhìn đầy tham vọng cho ngành điện gió ngoài khơi đến năm 2030 tại Việt Nam. Để hiện thực hóa tham vọng này, Việt Nam cần nhanh chóng triển khai những giải pháp đột phá và quyết liệt hơn. Đây là thời điểm quyết định!

'Thiếu các quy định rõ ràng, đại bàng sẽ rời đi'

'Thiếu các quy định rõ ràng, đại bàng sẽ rời đi'

(VNF) - Ông Darryl J. Dong - Đại diện Cấp cao Phụ trách Văn phòng TP.HCM, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho rằng: Việc thiếu các quy định rõ ràng không chỉ khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn mà còn làm “đại bàng” – tập đoàn lớn rời đi. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Nhiều tập đoàn lớn đã đến Việt Nam với mong muốn đầu tư, nhưng vì thiếu các quy định cụ thể nên họ đã quyết định rút lui.

Điện khí và điện gió ngoài khơi vẫn còn rất 'xa bờ'

Điện khí và điện gió ngoài khơi vẫn còn rất 'xa bờ'

(VNF) - Theo các chuyên gia, việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện ngoài khơi vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu cơ chế chính sách, dẫn đến nguy cơ không đảm bảo tốc độ phát triển các dự án.

Bình Định: Đấu thầu chọn nhà đầu tư loạt khu đô thị, nhà máy điện gió

Bình Định: Đấu thầu chọn nhà đầu tư loạt khu đô thị, nhà máy điện gió

(VNF) - Bình Định công bố danh mục 29 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu triển khai các dự án, trong đó có nhiều dự án khu đô thị, nhà ở xã hội…

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

(VNF) - Việt Nam là quốc gia xuất khẩu, tham gia rất sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ đi tiên phong trong chuyển đổi kép xanh – số, đồng hành cùng các đối tác tài chính, ngân hàng về nguồn vốn thực thi chuyển đổi kép.

'Tăng trưởng xanh chưa được bao nhiêu, kinh tế tuần hoàn mới manh nha'

'Tăng trưởng xanh chưa được bao nhiêu, kinh tế tuần hoàn mới manh nha'

(VNF) - Chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tăng trưởng theo chiều rộng. Tăng trưởng xanh hầu như chưa thực hiện được bao nhiêu; kinh tế tuần hoàn mới manh nha, chưa phát triển. Kinh tế biển xanh còn đang ở dạng tiềm năng.

Làn sóng ô tô điện: Thay đổi cuộc chơi trên thị trường taxi

Làn sóng ô tô điện: Thay đổi cuộc chơi trên thị trường taxi

(VNF) - Sự xuất hiện của Xanh SM đã tác động mạnh mẽ tới thị trường taxi tại Việt Nam khi đã hình thành 3 loại hình gồm: taxi truyền thống, taxi công nghệ và taxi điện. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống đang có xu hướng chuyển đổi từ xe chạy xăng, dầu sang sử dụng xe điện.

Xanh hoá ô tô: Ai đủ sức đầu tư hàng tỷ USD dài hạn?

Xanh hoá ô tô: Ai đủ sức đầu tư hàng tỷ USD dài hạn?

(VNF) - Đầu tư sản xuất ô tô điện cần tới hàng tỷ USD với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây là thách thức rất lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam.

Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng

Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng

(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất loạt chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các dự án điện tái tạo, mở cửa phát triển điện gió ngoài khơi. Chuyên gia cho rằng, từ nay đến 2030 không còn nhiều thời gian, Việt Nam cần có quy trình rõ ràng, chi tiết để các nhà đầu tư thực hiện.