Trung Quốc và nguy cơ 'xuất khẩu' giảm phát ra toàn cầu

Phương Nga - 22/11/2019 07:57 (GMT+7)

Kinh tế thế giới đang đối mặt với nguy cơ giảm phát khi chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp nhất của gần ba thập kỷ.

VNF

Trong khi đó, chi phí năng lượng đi xuống cũng đã kéo theo sự sụt giảm về giá sản xuất kể từ tháng 7/2019. Giá hàng hóa của Trung Quốc đang chứng kiến đà giảm mạnh nhất kể từ năm 2016, làm dấy lên lo ngại nước này sẽ "xuất khẩu" giảm phát ra toàn cầu.

Có thể thấy chi phí đầu vào và giá năng lượng đã giảm kể từ tháng 6/2019, qua đó giúp cải thiện chi phí cho nhà sản xuất. Tuy nhiên, nhu cầu yếu cùng sự tồn tại của rất nhiều công suất dư thừa đã buộc các nhà sản xuất Trung Quốc phải hạ giá thành sản phẩm của mình.

Mặc dù việc hàng hóa trở nên rẻ hơn có thể mang lại một số lợi ích cho người tiêu dùng nước ngoài khi thời điểm Giáng Sinh đang gần kề, song nó sẽ dẫn đến một hiệu ứng xuống giá tổng thể trên toàn thế giới, khi các công ty ở khắp mọi nơi buộc phải cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc để bảo vệ lợi nhuận. Tồi tệ hơn, điều này sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Hai chuyên gia Stephen Jen và Joana Freire đến từ hãng nghiên cứu Eurizon SLJ Capital nhận định: “Các chỉ số lạm phát đang chịu ảnh hưởng ngày càng lớn bởi yếu tố toàn cầu, đặc biệt bởi xu hướng giảm giá các mặt hàng Trung Quốc”. 

Cũng theo hai chuyên gia của Eurizon SLJ Capital, điều này có liên quan đặc biệt tới việc Trung Quốc đang xuất khẩu phần dư thừa công suất sản xuất của mình, giữa bối cảnh nền kinh tế này đối mặt với nhu cầu nội địa yếu và căng thẳng thương mại chưa với Mỹ chưa có hồi kết, trong khi vẫn thiếu những biện pháp kích thích tăng trưởng.

Theo Stephen Jen và Joana Freire, sự sụt giảm gần đây của Chỉ số giá sản xuất (PPI), một chỉ báo quan trọng của khu vực chế tạo do giá xuất xưởng của hàng hóa, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số lạm phát của Mỹ và châu Âu, tương tự như những gì đã xảy ra trong giai đoạn 2014-2016. Hiện nay, PPI tại Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đã ở mức âm.

Ngoài ra, điều đáng lưu tâm là mặc dù tình trạng giảm phát đang diễn ra tại Trung Quốc, nhưng giá trị các khoản vay thì không. Điều đó khiến lĩnh vực công nghiệp, vốn dựa vào các khoản nợ ngân hàng, gặp nhiều khó khăn.

Theo chuyên gia Chua Hak Bin thuộc hãng nghiên cứu Maybank Kim Eng Research Pte. ở Singapore, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang làm tê liệt hoạt động đầu tư toàn cầu và gây ra một cú sốc giảm phát lớn. Ông Chua cho biết thêm rằng các biện pháp thuế quan của Mỹ đã buộc Trung Quốc phải xuất khẩu công suất sản xuất dư thừa sang một nước thứ ba, khiến nhiều công ty và quốc gia cảm nhận áp lực giảm phát.

Rủi ro giảm phát phản ánh vai trò mạnh mẽ hơn của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới và đối với nhiều ngành công nghiệp nói riêng, nước này được coi như một “price-setter”, tạm dịch là người đặt giá. Trong năm 2018, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chiếm đến 12% tổng thương mại toàn cầu, là quốc gia đơn lẻ có đóng góp lớn nhất vào hệ thống thương mại thế giới.

Tương tự như những gì đã xảy ra trong các năm 2014-2016, một dòng hàng hóa rẻ hơn từ Trung Quốc sẽ khiến ngân hàng trung ương ở các nước khác gặp khó khăn hơn trong việc duy trì một tỷ lệ lạm phát bền vững. Giá tiêu dùng ở Nhật Bản, Đức và Mỹ hiện đã ở dưới mức mục tiêu lạm phát khoảng 2% mỗi năm và với xu hướng giảm giá nhập khẩu, sản xuất sẽ khiến việc đạt được những mục tiêu đó trở nên khó khăn hơn.

Hiệu ứng trượt giá của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc đã xuất hiện trong dữ liệu của một số đối tác thương mại Trung Quốc, với giá máy móc, kim loại, vải và hóa chất nhập khẩu vào Nhật Bản đều giảm và giá nhập khẩu của Mỹ cũng suy giảm.

Mỹ và Nhật Bản là hai quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Ngoài việc PPI giảm, các công ty Trung Quốc còn có xu hướng giảm giá sản phẩm để bù lại mức thuế quan của hàng hóa sang Mỹ. Cùng với đó, đồng nhân dân tệ suy yếu so với đồng USD cũng là lý do khiến hàng hóa Trung Quốc trở nên rẻ hơn so với các đối thủ ở những quốc gia khác.

Mặc dù vậy, nếu nhìn một cách tích cực hơn, có thể thấy rằng tình trạng giảm phát của các nhà sản xuất Trung Quốc không đến mức tồi tệ như hồi năm 2015. Phần lớn sự sụt giảm hiện nay là hậu quả của việc giá năng lượng và hàng hóa xuống thấp, theo chuyên gia Michael Shaoul của hãng quản lý tài sản Marketfield Asset Management. Chuyên gia Michael Shaoul cho rằng nếu thị trường năng lượng ổn định hơn, sự biến động của chỉ số giá sản xuất Trung Quốc có thể trở nên trung lập và không quá đáng lo ngại.

Các nhà kinh tế dự đoán PPI trên toàn cầu sẽ chạm đáy trong quý IV/2019 trước khi phục hồi nhẹ. Đối với riêng Trung Quốc, tình hình có vẻ khả quan hơn khi giá thịt lợn tăng vọt đang đẩy chi phí thực phẩm lên theo. Điều đó khiến giá thịt xông khói toàn cầu được cải thiện và đang đẩy giá của các loại thịt khác lên cao.

Theo Chi Lo, nhà kinh tế lớn của Trung Quốc tại bộ phận quản lý tài sản của ngân hàng BNP chi nhánh Trung Quốc nhận định giảm phát là sự tổng hòa của giá cả hàng hóa và nhu cầu nội địa yếu. Tại thời điểm này, Trung Quốc mới chỉ đang rơi vào trạng thái thiểu phát chứ chưa đến mức giảm phát.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), trong quý III/2019, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6%, mức thấp nhất trong gần ba thập niên, trước sự sụt giảm nhu cầu trong nước và cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ. Đây là mức tăng hàng quý thấp nhất kể từ năm 1992, dù vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu 6-6,5% năm 2019 của Chính phủ Trung Quốc.

Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách “tiêu” tiền

Thu nhập 1,2tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách “tiêu” tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.