Yagi là siêu bão mạnh nhất trong 75 năm, đảo Hải Nam thiệt hại 8,4 tỷ USD
(VNF) - Các tỉnh phía nam Trung Quốc như đảo Hải Nam và Quảng Đông hứng chịu thiệt hại cực lớn sau khi siêu bão Yagi đổ bộ, trong đó chỉ riêng Hải Nam ước tính thiệt hại gần 60 tỷ NDT (8,4 tỷ USD).
Tỉnh Hải Nam thiệt hại kinh tế lớn
Trong cuộc họp của Bộ Tư lệnh tỉnh đảo Hải Nam (Trung Quốc), Thị trưởng Ding Hui cho biết, theo ước tính sơ bộ, 1,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi, 105.500 người phải sơ tán khẩn cấp, 209.800 người cần hỗ trợ và 1 người tử vong do thảm họa.
Về tài sản, 401 ngôi nhà bị sập, 32.424 ngôi nhà bị hư hại, hơn 167.800 cây cối bị đổ và 56.742ha hoa màu bị ảnh hưởng, gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế khoảng 26,3 tỷ NDT (3,7 tỷ USD).
Cho đến nay, thiệt hại về cơ sở hạ tầng đường bộ, đường thủy, đường bộ, hàng không dân dụng và các dự án giao thông đang triển khai trên khắp Hải Nam đã lên tới 800 triệu Nhân dân tệ (khoảng 112 triệu USD).
Hai thành phố trực tiếp bão đổ bộ là Hải Khẩu và Văn Xương, ước tính thiệt hại lên đến 60 tỷ Nhân dân tệ (gần 8,5 tỷ USD).
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2023, diện tích nuôi trồng thủy sản của TP. Văn Xương là gần 69.000ha, là một trong những cơ sở nuôi trồng thủy sản quan trọng của tỉnh Hải Nam. Tuy nhiên, ngành này đã bị thiệt hại nặng sau siêu bão Yagi.
Trong lĩnh vực điện gió, truyền thông Trung Quốc cho biết có tới 5-6 tuabin gió thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH Phát điện Hải Nam Huaneng, đã bị bão làm hỏng. Theo những người trong ngành, mỗi tuabin gió như thế này có chi phí lên tới hàng chục triệu NDT.
Sau khi cơn bão đi qua, Starry Sky, một nhà hàng nổi tiếng ở Hải Khẩu, cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nhân viên nhà hàng cho biết hệ thống kính, âm thanh, đường đi của nhà hàng hoàn toàn hư hỏng, thiệt hại ước tính hàng triệu NDT và phải mất 2 tháng để khôi phục hoạt động kinh doanh.
Mặc dù không liên quan nhiều tới hoạt động kinh tế, nhưng một cây gỗ cực hiếm - cây hoàng hoa lê lớn nhất Hải Nam, ước tính giá trị lên tới 2,6 triệu NDT, cũng đã bị những cơn gió mạnh của siêu bão Yagi đánh gục.
Theo ước tính sơ bộ, thiệt hại kinh tế do bão Yagi gây ra vượt xa siêu bão Rammasun tàn phá Hải Nam năm 2014. Về mức độ, chính quyền Trung Quốc cho biết bão Yagi là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào nước này kể từ năm 1949.
Trung Quốc chi 200 triệu NDT khắc phục
Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc đã phân bổ 200 triệu NDT đầu tư ngân sách trung ương để hỗ trợ phục hồi khẩn cấp sau thảm họa bão ở Hải Nam và Quảng Đông, tập trung vào cơ sở hạ tầng và các cơ sở dịch vụ công cộng như đường và cầu bị hư hỏng, kè bảo tồn nước, trường học và các bệnh viện ở vùng thiên tai khẩn cấp nối lại xây dựng và khôi phục trật tự sản xuất, sinh hoạt bình thường trong thời gian sớm nhất.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Đông cũng cho biết hoạt động tại các cảng, sân bay đang được nối lại nhanh chóng, nhằm sớm bố trí hợp lý các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ khẩn cấp và thực phẩm tươi sống cho người dân.
Tương ty, công ty Lưới điện Miền Nam Trung Quốc đã tổ chức lực lượng liên vùng nhanh chóng đến khu vực thiên tai, chạy đua với thời gian để thực hiện công việc khôi phục nguồn điện. Tính đến ối 8/9, nguồn điện đã được khôi phục trở lại cho gần 70% số người dùng bị ảnh hưởng, trong đó hơn 80% tại Quảng Đông và gần 60% tại Hải Nam.
Mặc dù vậy, ngày 8/9, nhiều nơi ở Hải Nam vẫn bị mất điện, nước, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân.
Để giúp đỡ những người dân gặp khó khăn, nhiều nhà hàng ở thành phố đã dựng các quầy hàng để cung cấp bữa ăn miễn phí.
Bảy cửa hàng thuộc chuỗi của thương hiệu "Xia Ke Xing", cũng như một số thương hiệu khác đều cung cấp nước uống, mì ăn liền,... để người dân tới lấy miễn phí.
Siêu bão Yagi đổ bộ, Trung Quốc sơ tán 410.000 người
- Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi 08/09/2024 09:39
- Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi 08/09/2024 07:08
- Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi 08/09/2024 05:33
Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.