Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Hãng luật này tuyên bố: "Sự suy thoái uy tín, những chiến dịch truyền thông, sự bao vây tài chính và động thái của một số cơ quan chức năng đã gây ra thiệt hại không thể khắc phục được, mà hậu quả bắt buộc là việc chấm dứt hoạt động của chúng tôi".
Công ty nói rằng họ sẽ "tiếp tục kêu gọi công lý" và sẽ hợp tác với chính quyền để "chứng minh rằng không có hành động phi pháp nào được thực hiện."
Trong một thông báo gửi tới khách hàng vào tháng 11/2017, Mossack Fonseca cho biết họ phải "giảm đáng kể" nhân viên do một số thay đổi về luật pháp và "môi trường kinh doanh bất lợi".
Công ty Luật Mossack Fonseca, có trụ sở tại Panama, với hơn 40 văn phòng đại diện trên khắp thế giới, chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý cho các công ty và tập đoàn nước ngoài, từ tư vấn cho đến quản lý tài sản.
Được thành lập vào năm 1977 bởi 2 luật sư chuyên về thuế là Jurgen Mossack, người Đức sinh năm 1948, và Ramon Fonseca, người Panama sinh năm 1952, Mossack Fonseca là một hãng luật hoạt động kín đáo và thận trọng tại Panama.
Hồi tháng 4/2016, dữ liệu liên quan tới 40 năm hoạt động của công ty này đã bị rò rỉ cho hai nhà báo Đức và họ đã tổ chức một cuộc điều tra của giới truyền thông toàn cầu trên cơ sở những tài liệu nắm được.
Các dữ liệu ban đầu được Nhật báo Đức Sueddeutsche Zeitung thu thập từ một nguồn giấu tên, sau đó chia sẻ lại với ICIJ. Các hãng thông tấn lớn như BBC, The Guardian, McChatchy và một số tổ chức truyền thông khác cũng được nhắc tới trong hồ sơ.
Vụ bê bối tài liệu đã kéo theo vô số những scandal chấn động khác đã làm "lộ sáng" tên tuổi của nhiều chính khách, ngôi sao thể thao, người nổi tiếng và cả một số tội phạm khi những chiêu trò trốn thuế của họ bị tiết lộ.
Bên cạnh tên tuổi của các nguyên thủ quốc gia, chính trị gia hay ngôi sao nổi tiếng, thông tin bị rò rỉ cũng cho thấy, Mossack Fonseca còn tạo vỏ bọc cho các công ty tại những quốc gia bị áp đặt lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Theo đó, Mossack Fonseca đã đăng ký cho các công ty dưới dạng công ty con ở nước ngoài hoạt động dưới tên của chính Mossack Fonseca. Điều này cũng có nghĩa, rất khó để theo dõi danh tính của các chủ sở hữu thật sự bởi nó luôn được loại ra khỏi tất cả các tài liệu chính thống của công ty luật này.
Chính phủ nhiều nước đã tiến hành điều tra các thông tin được tiết lộ trong "Hồ sơ Panama", bao gồm hơn 11,5 triệu tài liệu thuế có từ cách đây hơn 4 thập kỷ được lấy từ hãng luật Mossack Fonseca với các chi tiết về hơn 214.000 thực thể có mối liên hệ với công dân ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhiều quốc gia Mỹ Latinh bao gồm Panama, Mexico, Argentina, Peru và Uruguay đã mở các cuộc điều tra liên quan tới mạng lưới hối lộ quy mô lớn của Tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil.
Tại Panama, nhiều quan chức và doanh nhân nước này đã bị cáo buộc liên quan tới bê bối Odebrecht, trong đó có cả Tổng thống Panama Juan Carlos Varela.
Tính đến cuối năm 2016, ít nhất 9 văn phòng của Mossack Fonseca, trong đó có một văn phòng tại Hoa Kỳ, đã đóng cửa.
Hồi giữa tháng 2/2017, nhà chức trách Panama đã bắt giữ 2 thành viên sáng lập của công ty luật Mossack Fonseca là Ramon Fonseca Mora và Jurgen Mossack.
Theo Mossack Fonseca, Hồ sơ Panama giống như cuộc tấn công mạnh mẽ vào hệ thống tài chính Panama mà họ chỉ là một nạn nhân trong số đó.
Cũng theo đại diện Mossack Fonseca, trong hầu hết báo cáo, ICIJ chỉ đưa ra những lời đồn đoán và thông tin thiếu căn cứ quy kết hãng này làm tổn hại đến nền kinh tế toàn cầu.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.