Trung tâm tài chính: 'Sandbox' thể chế cho Việt Nam
(VNF) - Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án phát triển kinh tế, mà còn là bước tiếp theo trong quá trình hội nhập thể chế của Việt Nam, đòi hỏi tư duy cải cách toàn diện và khung pháp lý mở để kết nối dòng vốn toàn cầu.
Tiến trình hội nhập bước sang giai đoạn mới
Tham vọng xây dựng trung tâm tài chính quốc tế không còn là ý tưởng nằm trên giấy đối với Việt Nam. TP. HCM đang chủ động thúc đẩy quá trình này thông qua việc đề xuất mô hình, hoàn thiện đề án và tìm hướng triển khai thực tiễn. Những chuyển động đó cho thấy cách tiếp cận đang dần thay đổi – từ định hướng chiến lược lâu dài sang từng bước cụ thể hóa bằng các hành động thiết thực, phù hợp với điều kiện và tiềm năng phát triển của từng địa phương.
Trong hành trình xây dựng trung tâm tài chính, thể chế là một trong những vấn đề cốt lõi cần được ưu tiên giải quyết. Thể chế không chỉ là trụ cột bảo đảm tính ổn định, minh bạch của thị trường, mà còn quyết định đến hiệu quả vận hành và mức độ tương thích với thông lệ quốc tế. Khi mục tiêu đã rõ ràng, định hình khung thể chế phù hợp là bước đi thiết yếu để tạo nền tảng cho các yếu tố khác cùng phát triển.
Trao đổi với Đầu tư Tài chính, ThS. Bùi Phú Châu, chuyên gia trong lĩnh vực luật nhận định xây dựng trung tâm tài chính không chỉ là câu chuyện hạ tầng hay thu hút ngân hàng, mà cần tạo ra một ‘sandbox’ thể chế, nơi Việt Nam có thể thử nghiệm các cơ chế mở, minh bạch, hiệu quả, để từ đó lan tỏa ra toàn nền kinh tế. TP. HCM, với lợi thế về quy mô kinh tế, dân số và khả năng đổi mới sáng tạo, hoàn toàn có tiềm năng để hiện thực hóa điều này.

Vị chuyên gia này đã nhắc lại cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây không chỉ là một dấu mốc thương mại, mà còn là lời cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với thế giới về cải cách thể chế, mở cửa thị trường và tôn trọng luật chơi toàn cầu.
Việc gia nhập WTO đã buộc Việt Nam phải thay đổi cách vận hành nền kinh tế, chuyển đổi từ tư duy quản lý sang tư duy phục vụ, từ ưu tiên nội địa sang cạnh tranh quốc tế. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã liên tiếp ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP… Tất cả điều đó không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn yêu cầu Việt Nam buộc phải nâng cấp thể chế và luật pháp để tương thích với chuẩn mực toàn cầu.
“Do vậy, khi nói đến việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP. HCM, tôi không coi đó là một dự án riêng lẻ. Đây là bước phát triển tiếp theo trong tiến trình hội nhập đã khởi động từ WTO, được tiếp sức bởi các FTA và giờ đây đang tiến vào giai đoạn hội nhập sâu về thể chế tài chính và dòng vốn quốc tế,” ông Châu nhận định.
Mô hình 4 trụ cột của EU và bài học cho Việt Nam
Theo ThS. Bùi Phú Châu, mô hình 4 trụ cột của cộng đồng chung châu Âu (EU) có thể là một bài học giá trị cho việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, khi EU sở hữu nhiều trung tâm tài chính mạnh như London (trước Brexit), Paris, Frankfurt hay Amsterdam.
Trụ cột đầu tiên là tự do lưu chuyển vốn – yếu tố quan trọng bậc nhất và là điều kiện tiên quyết để hình thành trung tâm tài chính đích thực. Không có dòng vốn ra vào linh hoạt, sẽ không thể thực hiện các giao dịch tài chính quốc tế hoặc thu hút đầu tư chiến lược.

Trụ cột thứ hai là tự do cung cấp dịch vụ. Dịch vụ tài chính hiện nay không còn giới hạn bởi biên giới – từ ngân hàng số, fintech đến quản lý tài sản – đều cần khả năng cung cấp xuyên quốc gia. EU tạo điều kiện để các doanh nghiệp dịch vụ tài chính hoạt động rộng khắp, và một trung tâm tài chính muốn thành công cũng cần có cách tiếp cận tương tự, đảm bảo minh bạch và công bằng.
Trụ cột thứ ba là tự do di chuyển nhân lực – cụ thể là các chuyên gia tài chính, luật sư quốc tế, kỹ sư công nghệ… Một trung tâm tài chính muốn phát triển phải có cơ chế thu hút nhân lực chất lượng cao từ toàn cầu.
Cuối cùng, tự do lưu thông hàng hóa dù không trực tiếp liên quan đến tài chính, nhưng lại gắn bó chặt chẽ với thương mại, logistics, bảo hiểm và chuỗi cung ứng – những yếu tố hậu thuẫn quan trọng của một thị trường tài chính hiện đại.
“Sự cần thiết của các trụ cột này càng rõ ràng hơn sau sự kiện Brexit. Để duy trì vị thế trung tâm, London đã phải ký các hiệp định song phương nhằm tiếp tục hưởng lợi từ các quyền tự do nói trên. Ngược lại, nhiều định chế tài chính đã chuyển sang Paris, Frankfurt, Amsterdam… để duy trì quyền tiếp cận đầy đủ”, ông Châu phân tích.
Bảo vệ nhà đầu tư
Một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế là cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Dù Việt Nam đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hệ thống bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư vẫn cần được củng cố để bảo đảm công bằng, minh bạch trong mọi giao dịch.
Theo ThS. Bùi Phú Châu, Luật Đầu tư 2020 có quy định tại Điều 5 về một trong những “Chính sách về đầu tư kinh doanh” như sau: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư”. Đây là lần duy nhất Luật này nhắc đến chữ bảo hộ nhưng nên nhớ đây mới chỉ là chính sách về đầu tư kinh doanh, tức là nếu muốn áp dụng được thì phải có quy định pháp luật cụ thể. Trong khi đó, tại Anh, quyền tư hữu, trong đó mở rộng ra là quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt đối với vốn – được coi là một trong những quyền tự nhiên, song hành cùng quyền sống và quyền tự do.
Thực tế, nhiều nhà đầu tư cá nhân nước ngoài gặp khó khăn khi chuyển ngoại tệ ra khỏi Việt Nam sau khi bán bất động sản. “Họ phải chứng minh thu nhập hợp pháp với ngân hàng – nhưng pháp luật lại không quy định rõ cần tài liệu gì, dẫn đến tình trạng mỗi ngân hàng đưa ra quy định riêng, buộc nhà đầu tư phải đổi ngân hàng nhiều lần mới có thể chuyển tiền ra nước ngoài,” ông Châu cho biết.
Ngoài ra, việc minh bạch trong giải quyết tranh chấp cũng là nền tảng xây dựng lòng tin cho nhà đầu tư quốc tế. Theo ông Châu, hệ thống xử lý tranh chấp gồm hai giai đoạn: giải quyết (thường là trọng tài thương mại) và thi hành (theo luật Việt Nam). Việt Nam cần củng cố cả hai để nâng cao vị thế trong mắt nhà đầu tư toàn cầu.
Ông nhấn mạnh vai trò của SIAC (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore) trong việc giúp Singapore đứng vững trong các bảng xếp hạng quốc tế về giải quyết tranh chấp. Chủ tịch SIAC là Gary Born – chuyên gia hàng đầu thế giới về trọng tài thương mại, tác giả cuốn International Commercial Arbitration được ví như “kinh thánh” của ngành. Uy tín của ông đã thu hút những chuyên gia hàng đầu, trong đó có nhiều luật sư Việt Nam như Đặng Xuân Hợp, Trương Trọng Nghĩa, Lưu Tiến Dũng… tham gia làm trọng tài viên tại SIAC.
“Tại một trung tâm tài chính quốc tế, các nhân sự xuất sắc chính là yếu tố tạo nên uy tín và đẳng cấp. Muốn có một trung tâm trọng tài thực sự quốc tế, cần có bộ máy điều hành chuyên nghiệp, danh sách trọng tài viên thường trực là những chuyên gia hàng đầu thế giới,” ông Châu nhấn mạnh.
Về thi hành phán quyết trọng tài quốc tế tại Việt Nam, ông cho rằng cần rõ ràng và cởi mở hơn. “Hiện nay, pháp luật quy định rất chung chung rằng không thi hành nếu ‘trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam’, nhưng không định nghĩa rõ nguyên tắc đó là gì. Điều này khiến chúng ta như đang tự thu mình lại thay vì mở ra cánh cửa cho hội nhập thực chất,” ông Châu kết luận.
'Chậm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế đe dọa tăng trưởng dài hạn của Việt Nam'
- Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành' 13/04/2025 04:35
- Trung tâm tài chính quốc tế: Mô hình nào phù hợp? 06/04/2025 07:30
- Cơ hội vàng để Việt Nam định vị vai trò trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu 28/03/2025 08:14
Bộ Công an: Khởi tố 119 bị can, điều tra xử lý cán bộ bao che, tiếp tay hàng giả
(VNF) - Chưa đến 1 tháng, lực lượng chức năng đã khởi tố 119 bị can liên quan các tội gian lận thương mại, buôn bán hàng giả và các hành vi khác ở 24 địa phương. Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản cũng thông tin, Bộ Công an sẽ tiếp tục điều tra và làm rõ việc cán bộ tiếp tay, bao che vi phạm.
Khởi tố 5 giám đốc tội đưa hối lộ trong đại án Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung
(VNF) - Ngày 3/6, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 5 giám đốc doanh nghiệp về hành vi đưa hối lộ trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (Công ty VTM) và các đơn vị liên quan.
Vụ đánh bạc tại khách sạn Pullman: Cựu Phó Chủ tịch Phú Thọ bị đề nghị truy tố
(VNF) - Trong 141 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ đánh bạc tại khách sạn Pullman có cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng.
Doanh nhân tiêu biểu có thể được ký hợp đồng làm công chức lãnh đạo
(VNF) - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) bổ sung trường hợp cho phép “ký hợp đồng đối với doanh nhân tiêu biểu, xuất sắc, chuyên gia, nhà khoa học, luật gia, luật sư giỏi để thực hiện nhiệm vụ của vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý”.
Bộ Chính trị: 'Không đưa vào danh sách ứng cử người tham vọng quyền lực, bè phái'
(VNF) - Bộ Chính trị yêu cầu không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, bảo thủ, tư tưởng bè phái, cục bộ, địa phương
Ký kết hợp đồng 1.541 tỷ đồng gói thầu xây lắp nhà máy thủy điện Trị An mở rộng
(VNF) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án điện 3 (EVNPMB3) và liên danh nhà thầu ký hợp đồng gói thầu XL04-TAMR, thi công xây lắp nhà máy Thủy điện (NMTĐ) Trị An mở rộng (tỉnh Đồng Nai).
Đại gia kín tiếng đứng sau loạt DN rút phiếu công bố mỹ phẩm
(VNF) - Hàng trăm sản phẩm mỹ phẩm bị rút phiếu công bố trong cùng một thời điểm, phần lớn theo đề nghị tự nguyện từ doanh nghiệp. Nhưng khi lần theo danh sách, không khó để nhận ra những mối liên kết đáng chú ý.
Phong điện Phương Mai bị cưỡng chế thuế, phong toả tài khoản
(VNF) - Công ty Cổ phần Phong điện Phương Mai vừa bị cưỡng chế hơn 2,2 tỷ đồng tiền thuế.
Lái xe cấp sở nhận gần 1 tỷ đồng khi nghỉ hưu trước tuổi
(VNF) - 48 trường hợp vừa được tỉnh Bình Định phê duyệt chính sách nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc theo các nghị định mới, trong đó mức hỗ trợ cao nhất là 1,9 tỷ đồng. Đáng chú ý, một nhân viên lái xe thuộc cấp sở cũng được nhận gần 1 tỷ đồng khi nghỉ trước 7 năm 3 tháng.
Thủ tướng: 'Lập Quỹ nhà ở Quốc gia trong tháng 6'
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở Quốc gia, hoàn thành trong tháng 6/2025.
AMECC: Kỳ vọng doanh thu 7.000 tỷ vào năm 2030
(VNF) - Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng AMECC (UPCoM: AMS) đề ra kế hoạch doanh thu 3.800 tỷ đồng vào năm 2025 và lên 7.000 tỷ đồng vào năm 2023.
Thủ tướng: Nhà ở xã hội không phải nằm ở nơi 'khỉ ho cò gáy, đầu thừa đuôi thẹo'
(VNF) - Thủ tướng nhấn mạnh, nhà ở xã hội không phải nằm ở nơi "khỉ ho cò gáy", đất "đầu thừa đuôi thẹo" mà phải đầy đủ hạ tầng.
C.P. Việt Nam xác nhận hình ảnh ‘heo có biểu hiện bất thường’ tại lò mổ
(VNF) - Theo C.P Việt Nam, heo có biểu hiện bất thường này đã được tiêu huỷ theo quy trình sau đó.
Thường vụ Quốc hội xem xét đề án sáp nhập tỉnh, thông qua sáp nhập xã
(VNF) - Tại phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
Chế hàng trăn tấn dầu ăn, mì chính giả, Giám đốc Công ty Famimoto đối mặt án tù
(VNF) - Công ty TNHH Famimoto Việt Nam bị phát hiện sản xuất và tiêu thụ hàng trăm tấn dầu ăn, hạt nêm, mì chính, bột canh giả bằng cách trộn phụ gia nhập lậu, nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Theo luật sư, hành vi này có thể bị xử lý hình sự với mức án lên tới 7 năm tù, thậm chí cao hơn nếu gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
Từ 1/7/2025: Số định danh cá nhân thay thế hoàn toàn mã số thuế
(VNF) - Từ 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế, giúp quản lý thuế dễ dàng hơn. Người nộp thuế cần cập nhật thông tin sớm để tránh gián đoạn.
'Vali tiền từ nước Pháp', cú lừa ngược qua mạng xã hội của người đàn ông Hà Nội
Ông Nguyễn V. L. (45 tuổi, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ trải nghiệm “dở khóc dở cười” khi suýt nữa trở thành nạn nhân của một chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng xã hội.
Đề xuất mức tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế
(VNF) - Dự thảo nghị định quy định tính trợ cấp tinh giản biên chế theo tiền lương hiện hưởng, thay vì tính tiền lương bình quân như hiện hành.
TP. HCM kiến nghị bỏ giấy phép xây dựng từ 1/7
(VNF) - Xây nhà không cần xin phép – đề xuất táo bạo vừa được Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đưa ra, nhằm giảm thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân từ ngày 1/7.
Sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị phạt tới 400 triệu đồng
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất tăng mức phạt tối đa tới 400 triệu đồng cho tổ chức và 200 triệu đồng cho cá nhân vi phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.
Pháo hoa thắp sáng sông Hàn trong đêm khai mạc DIFF 2025
(VNF) - Tối 31/5, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF 2025) chính thức khai mạc, với màn so tài giữa đội chủ nhà Đà Nẵng và đương kim vô địch Phần Lan.
Thủ tướng: Giải quyết yêu cầu, đề xuất của doanh nghiệp trong 2 tuần
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải giải quyết xong các yêu cầu, khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần.
87% nơi làm việc sạch khói thuốc: Chiến dịch công đoàn phát huy hiệu quả
(VNF) - Với hơn 87% công đoàn cơ sở xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc và hơn 1 triệu đoàn viên bỏ hoặc giảm hút thuốc, chiến dịch truyền thông của tổ chức Công đoàn đã cho thấy sức mạnh lan tỏa khi được triển khai đồng bộ, sâu rộng.
Kiến nghị tăng ĐHQH là doanh nhân, chia bớt 'việc công' cho hiệp hội
(VNF) - Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Nhà nước cần mạnh dạn giao nhiệm vụ cho các hiệp hội doanh nghiệp và chuyển một số dịch vụ công giao cho các hiệp hội doanh nghiệp thực hiện.
CEO Vinamilk: Gỡ vướng nhanh cho DN vì lỡ cơ hội sẽ chậm 50 năm
(VNF) - Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk, cho rằng khi xảy ra vấn đề doanh nghiệp mong được xử lý, giải quyết nhanh. Nhiều khi có cơ hội thì có thể đi nhanh trước 5, 10 năm, còn nếu mất cơ hội thì phải chậm mất 50 năm.
Bộ Công an: Khởi tố 119 bị can, điều tra xử lý cán bộ bao che, tiếp tay hàng giả
(VNF) - Chưa đến 1 tháng, lực lượng chức năng đã khởi tố 119 bị can liên quan các tội gian lận thương mại, buôn bán hàng giả và các hành vi khác ở 24 địa phương. Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản cũng thông tin, Bộ Công an sẽ tiếp tục điều tra và làm rõ việc cán bộ tiếp tay, bao che vi phạm.
Toàn cảnh tháp đôi 50 tầng ở Đà Nẵng 'sống lại' sau nhiều năm đình trệ
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.