Từ 10/7, nhiều linh kiện lắp ráp ô tô sẽ được miễn thuế nhập khẩu

Lê Ngà - 28/05/2020 21:14 (GMT+7)

(VNF) - Bắt đầu từ ngày 10/7, nhiều linh kiện lắp ráp ô tô sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu 0%, theo quy định mới tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành.

VNF
Từ 10/7, nhiều linh kiện lắp ráp ôtô sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0%

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP (về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan) và Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Nghị định 57/2020 bổ sung một số nội dung vào Điều 7b của Nghị định 122, trong đó quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô).

Cụ thể, đối tượng áp dụng cho quy định trên bao gồm: các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô; các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô.

Nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế suất 0% nói trên, doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải đáp ứng các điều kiện như: phải có hợp đồng mua bán sản phẩm CNHT ô tô với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp;

Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) và máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) trên lãnh thổ Việt Nam;

Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp.

Một nội dung khác cũng được sửa đổi trong nghị định mới là ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô (Chương trình ưu đãi thuế). Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu cũng sẽ áp mức 0%.

Để được hưởng ưu đãi, linh kiện ô tô phải có tên trong nhóm 98.49 và thuộc loại linh kiện trong nước chưa sản xuất được và sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong kỳ xét ưu đãi (bao gồm cả linh kiện tồn kho của các kỳ xét ưu đãi trước được sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe xuất xưởng tại các kỳ xét ưu đãi sau). Việc xác định linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các linh kiện (các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận) là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện với mức độ rời rạc tối thiểu bằng mức độ rời rạc của linh kiện ô tô theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; linh kiện ô tô nhập khẩu do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu.

Cũng tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP, Chính phủ cũng quy định điều kiện về sản lượng chung tối thiểu (là sản lượng sản xuất, lắp ráp áp dụng cho từng nhóm xe ô tô) và sản lượng riêng tối thiểu (là sản lượng sản xuất, lắp ráp của mẫu xe đăng ký tham gia chương trình ưu đãi thuế) cho các doanh nghiệp.

Cụ thể, trường hợp doanh nghiệp đáp ứng sản lượng chung tối thiểu cho từng nhóm xe và sản lượng riêng tối thiểu cho ít nhất một mẫu xe quy định cho từng kỳ xét ưu đãi thuế 6 tháng thì doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất 0% đối với toàn bộ linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp nhóm xe mà doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về sản lượng theo quy định xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi.

Trường hợp sản xuất, lắp ráp cả xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu và xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên thì khi xác định sản lượng chung tối thiểu của nhóm xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu, doanh nghiệp được cộng sản lượng các loại xe kể trên sản xuất lắp ráp xe trong kỳ xét ưu đãi vào sản lượng chung tối thiểu của cùng nhóm xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu khi xét ưu đãi.

Nghị định này cũng quy định trong trường hợp doanh nghiệp có sản lượng sản xuất, lắp ráp thực tế của một mẫu xe chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống đăng ký trong kỳ xét ưu đãi đạt từ 1,3 lần trở lên sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp của mẫu xe đăng ký đó xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi.

Trường hợp doanh nghiệp có tổng sản lượng sản xuất, lắp ráp thực tế của hai mẫu xe chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống đăng ký trong kỳ xét ưu đãi đạt từ 1,5 lần trở lên sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp hai mẫu xe đăng ký đó xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi.

Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình ưu đãi thuế từ hai nhóm xe trở lên và tổng sản lượng sản xuất, lắp ráp thực tế của tất cả các nhóm xe đã đăng ký tham gia chương trình trong kỳ xét ưu đãi, tối thiểu bằng tổng sản lượng chung tối thiểu của các nhóm xe tương ứng thì doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp các xe thuộc các nhóm xe mà doanh nghiệp đã đăng ký tham gia chương trình xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi.

Nghị định 57/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 10/7/2020, trừ quy định tại khoản 3 Điều 2 về thuế suất nhập khẩu ưu đãi với linh kiện ô tô áp dụng từ 1/1/2020.

Ngoài ra, nghị định mới này cũng bãi bỏ nội dung về "Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thực hiện cam kết WTO từ ngày 1/1/2019 trở đi" tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP và các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 125.

Xem thêm:  Lãi suất khó hạ sâu hơn: Doanh nghiệp kêu ca nhưng ngân hàng cũng gặp khó

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.