'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (Luật đặc khu) được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017). Ngay sau đó, dự thảo đã gây ra những tranh cãi trái chiều trong dư luận.
Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm nhất là nội dung nhà đầu tư được phép thuê đất tới 99 năm tại các đặc khu. Dư luận cho rằng thời gian cho thuê kéo dài như vậy sẽ tạo ra các nguy cơ và hệ lụy khó lường cho đất nước.
Trước những phản biện trái chiều, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội xem xét lùi việc thông qua dự thảo Luật Đặc khu từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (Quốc hội khóa 14) để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.
Theo thông báo gửi lúc 3h sáng (9/6), Chính phủ cho hay việc đề nghị lùi thông qua Luật đặc khu được thực hiện sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước.
Chính phủ đánh giá, việc lùi thông qua Dự Luật vào kỳ họp thứ 6 là để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
Ngày 11/6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết về việc rút dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc ra khỏi chương trình kỳ họp thứ 5.
Kết quả biểu quyết có 423/432 vị đại biểu có mặt tán thành, 8 vị không tán thành và 1 vị không biểu quyết.
Như vậy, Quốc hội đã tán thành lùi việc thông qua luật về đặc khu đến kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018) với tỷ lệ 85,63%.
Giữa năm 2015, tại kỳ họp thứ 9, nghị trường cũng đã chứng kiến những tranh luận nảy lửa khi Chính phủ đề nghị sửa điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về bảo hiểm xã hội một lần.
Theo quy định tại điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào ngày 20/11/2014, người lao động không được nhận bảo hiểm xã hội một lần sau 1 năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Quy định này sau đó đã gây bức xúc trong đông đảo người lao động vì quyền lợi của họ bị hạn chế.
Trước diễn biến này, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội xem xét, điều chỉnh điều 60, Luật bảo hiểm xã hội theo hướng: cho phép người lao động có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc tiếp tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.
Khi thảo luận, một số ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình với việc sửa điều 60. Đề xuất của Chính phủ để người lao động có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội là hợp với tình hình hiện nay, phù hợp với những quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, lựa chọn những việc làm không vi phạm pháp luật.
Sau đó, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa quy định tại điều 60 của luật này, theo hướng cho người lao động được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, chưa kịp chờ đến khi Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực (đến 1/1/2016 mới có hiệu lực) thì Điều 60 của luật này đã phải tạm dừng thực thi, để trở lại áp dụng quy định tương đương với luật cũ.
Trước khi Quốc hội thông qua nghị quyết nói trên, nhiều đại biểu bày tỏ "cảm thấy xấu hổ và có lỗi" khi bấm nút thông qua luật này (trong đó có điều 60). Chính những bất cập của điều 60 không cho người lao động có quyền lựa chọn, đã khiến công nhân nhiều nơi phản đối dữ dội và ngừng việc để bày tỏ.
Ngày 27/11/2015, Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua, cuối tháng 12 được đăng công báo thì đến ngày 11/1/2016, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị thay thế 4 trang tài liệu liên quan đến 6 điều luật ở Phần Chung và 4 điều luật ở Phần Các tội phạm. Lý do được nêu là do sơ suất về mặt kỹ thuật nên bộ luật gửi đến Văn phòng Chính phủ báo trước đó có sai sót.
Sau đó, vẫn còn những những sai sót khác được phát hiện. Đặc biệt, có nhiều lo ngại được bày tỏ xung quanh quy định của điều 292 về tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông, khi cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam sẽ là đối tượng bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ điều luật này.
Trước sự phản đối dữ dội này, ngày 30/6, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo thông báo lệnh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang công bố Nghị quyết về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đồng thời bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2015 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 của Quốc hội.
Cụ thể, Nghị quyết số 144 thông qua ngày 29/6/2016 của Quốc hội khoá XIII nêu rõ quyết định bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và trình Quốc hội khoá XIV tại kỳ họp thứ 2 (theo thông lệ sẽ tổ chức vào cuối tháng 11 hàng năm).
Quốc hội thống nhất lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam từ ngày 1/7/2016 đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành.
Dù vậy, Quốc hội cũng loại trừ một số quy định của Bộ luật vẫn được thực thi từ 1/7/2016. Điều đó có nghĩa, từ 1/7/2016, dù toàn bộ Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa có hiệu lực thi hành nhưng nhà nước vẫn thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7. Nhà nước cũng tiếp tục áp dụng các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết số 109 năm 2015 của Quốc hội.
Từ ngày 1/7/2016, cả nước cũng bắt đầu áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.