Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nên nhớ, phía Tư vấn ACT của Pháp được mời với tư cách là tư vấn độc lập đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông một cách khách quan nhất.
Ngoài ra, phía Bộ GTVT cũng thừa nhận, dự án chưa hoàn thành công tác chỉnh trang, hoàn thiện mỹ quan, khắc phục tồn tại kiến trúc các nhà ga, hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công, thủ tục nghiệm thu...
Về các thiết bị đã lắp đặt, Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp được đầy đủ các chứng chỉ, hồ sơ... để hoàn tất đánh giá an toàn hệ thống; chưa hoàn thành đề cương vận hành chạy thử toàn hệ thống để cho tất cả các đoàn tàu chạy tử (thông tin tín hiệu, hệ thống bán vé...) để đồng bộ hóa làm cơ sở kiểm chứng hoạt động của thiết bị và đánh giá độ sẵn sàng của hệ thống, nhân sự vận hành.
“Dù đã làm việc với cơ quan chức năng Trung Quốc về các nguyên nhân, tồn tại, khó khăn, vướng mắc song đến nay dẫn đến chưa vận hành, khai thác thương mại. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ động xử lý dứt điểm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết,” ông Nguyễn Trí Đức, Chánh văn phòng Bộ GTVT cho biết.
Về mốc thời gian bao giờ dự án này hoàn thành? Phía Bộ GTVT cũng chỉ trả lời: “Bộ GTVT đang yêu cầu Tổng thầu khẩn trương lập kế hoạch chi tiết cụ thể đối với từng hạng mục còn lại để xác định thời gian hoàn thành dự án sớm nhất. Sau khi chốt được mốc hoàn thành, Bộ sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền”.
Như vậy, rõ ràng thời gian của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang phụ thuộc hoàn toàn vào phía nhà thầu Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận, dù chỉ còn 1%, nhưng tồn tại lớn nhất là việc tập hợp hệ thống, hồ sơ đi kèm theo.
“Về cơ bản xây dựng đã được nghiệm thu nhưng phần lắp đặt thiết bị hồ sơ đi kèm chậm. Hiện, Bộ thuê tư vấn độc lập ACT của Pháp đánh giá 6/14 quy định, những điều kiện phải xem xét chứng chỉ, hồ sơ đảm bảo an toàn mới đưa vào khai thác thương mại và yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc phải cung cấp thêm để hoàn tất. Những phần không khả thi, Bộ yêu cầu Tổng thầu phải làm lại và việc tập hợp của Tổng thầu cũng chậm,” ông Đông nói.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng tương đương 552 triệu USD. Hiện tại, dự án đã đội vốn lên thành 18.001,59 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD). Nguồn vốn sử dụng từ vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc với giá trị 669,62 triệu USD và vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD. Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói (EPC), trong đó Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.