Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Như VietnamFinance đã thông tin, ngày 26/7, Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo đã chính thức nộp đơn khởi kiện báo Tuổi trẻ lên Tòa án nhân dân quận 11, TP. HCM để yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại.
Trong đơn kiện, Asanzo khẳng định rằng các tội danh mà báo Tuổi trẻ quy kết cho công ty này như: thay đổi xuất xứ hàng hóa; lừa dối người tiêu dùng; qua mặt cơ quan quản lý; không sản xuất gì ngoài tivi; lập công ty ma... là xuyên tạc, sai sự thật khi chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Asanzo cho biết việc khởi kiện báo Tuổi trẻ là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo vệ danh dự và uy tín thương hiệu của công ty và bảo vệ việc làm của hàng nghìn người lao động tại Asanzo.
"Là một doanh nghiệp, chúng tôi chỉ cần được yên ổn để tập trung sản xuất, kinh doanh nhưng chúng tôi đã và đang bị dồn đến bờ vực thẳm bằng những thông tin sai sự thật. Vì những lẽ đó, chúng tôi buộc phải khởi kiện báo Tuổi trẻ", thông báo từ Asanzo nêu rõ.
Ngoài việc nộp đơn khởi kiện lên Toà án nhân dân quận 11, phía Asanzo cũng yêu cầu báo Tuổi trẻ đăng tải bài viết cải chính về những thông tin đã đăng tải trước đó.
Bên cạnh đó, Asanzo cũng bảo lưu quyền yêu cầu báo Tuổi trẻ bồi thường thiệt hại, quyền nộp các tài liệu và chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án này và quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo luật định.
Sau đơn khởi kiện của Asanzo, Tòa án nhân dân quận 11 cho biết đã tiếp nhận đơn và đang xem xét đơn khởi kiện này theo trình tự tố tụng quy định.
Trước vụ Asanzo khởi kiện báo Tuổi trẻ, đã có nhiều doanh nghiệp từng kiện báo chí.
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC từng gửi đơn khởi kiện báo điện tử Giáo dục Việt Nam lên Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội) với lý do đăng tin không chính xác, gây thiệt hại đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp với bài viết “Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỷ đồng” đăng ngày 1/10/2018.
Trong đơn kiện, FLC yêu cầu báo điện tử Giáo dục Việt Nam phải gỡ bỏ tất cả các bài viết đưa thông tin không chính xác, làm ảnh hưởng đến uy tín của tập đoàn; bồi thường thiệt hại đồng thời công khai xin lỗi Tập đoàn FLC trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đơn khởi kiện của FLC được Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy chính thức tiếp nhận trong ngày 1/10/2018.
Ngay sau đơn khởi kiện của FLC, Tổng biên tập báo Giáo dục Việt Nam Nguyễn Tiến Bình cho biết đã đọc được thông tin FLC khởi kiện báo ra tòa qua mạng xã hội mà “họ chưa liên hệ với báo”.
Về chuyên môn, ông Bình khẳng định có đầy đủ chứng cứ, theo đúng quy định của pháp luật và Luật Báo chí, đúng chức năng của nhà báo và tòa soạn báo.
Đối với thông tin FLC kiện báo ra tòa, ông Nguyễn Bình nói sẽ chấp hành. Ông cũng mong và khuyến khích các doanh nghiệp ứng xử văn minh, thể hiện bằng việc kiện ra tòa để minh định ai đúng, ai sai.
Ngày 2/11/2018, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức ban hành Quyết định số 290/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng đối với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, do đơn vị này đã có nhiều hoạt động không tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.
Tiếp đó, ngày 5/11/2018, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy đã có giấy triệu tập, mời FLC lên làm việc, làm rõ nội dung, yêu cầu khởi kiện. Tại buổi làm việc này, Tòa án quận Cầu Giấy hẹn FLC tiếp tục làm việc vào 1 tháng sau.
Ngày 5/12/2018, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy ban hành Thông báo số 39/TB-TA về mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải, theo đó, phiên làm việc dự kiến vào ngày 11/12/2018. Tại phiên làm việc này, FLC đã yêu cầu báo điện tử Giáo dục Việt Nam phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi sai phạm đã thực hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.
Vào ngày 25/12/2018, Tòa án tiếp tục triệu tập các bên lên làm việc, có sự tham gia của đại diện Công ty Cổ phần Xây dựng Hòa Bình. Tại buổi làm việc, Công ty Hòa Bình chỉ đưa ý kiến về thủ tục tố tụng, chưa có ý kiến trình bày về nội dung vụ việc tranh chấp giữa Tập đoàn FLC và báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Do thẩm phán tiếp nhận, thụ lý vụ án được điều động luân chuyển lên Tòa án nhân dân TP. Hà Nội nên vụ án được phân công cho thẩm phán mới tiếp tục giải quyết. Cùng với đó, tiến trình giải quyết vụ án trùng với đợt nghỉ Tết Nguyên đán nên đến ngày 19/3/2019, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy tiếp tục ban hành thông báo về mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải, dự kiến ngày 25/3/2019.
Tuy nhiên, phiên làm việc ngày 25/3/2019 bị hoãn vì vắng mặt bị đơn - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, tòa buộc phải tổ chức buổi làm việc tiếp vào ngày 2/4/2019. Tại buổi làm việc, trước sự chủ trì của thẩm phán, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đề nghị FLC xem xét lại yêu cầu khởi kiện, và không thừa nhận hành vi vi phạm.
Về phía nguyên đơn, Tập đoàn FLC yêu cầu làm rõ phải trái, xác định rõ hành vi sai phạm bằng một bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Được biết, FLC hiện vẫn thực hiện, bám sát tiến trình tố tụng, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của tòa án.
Vào trung tuần tháng 4/2019, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã có đơn kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đề nghị điều tra mục đích, động cơ các bài viết của báo điện tử Giáo dục Việt Nam về sản phẩm phục vụ chương trình Sữa học đường tại Hà Nội.
Trong đơn kiến nghị lên Bộ trưởng Tô Lâm, Vinamilk cho biết trong thời gian qua, một số thông tin được đăng tải theo hướng tiêu cực về chương trình Sữa học đường Hà Nội dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều, gây tâm lý hoang mang cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi uống sữa. Trong đó, đặc biệt là thông tin về 14 loại vi chất dinh dưỡng có trong sản phẩm Sữa học đường.
Vinamilk cũng cho biết những thông tin này chỉ duy nhất có nguồn từ các bài viết của báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Trước vụ lùm xùm sữa học đường, Vinamilk khẳng định sản phẩm sữa tươi tiệt trùng nhãn hiệu “Vinamilk 100% sữa tươi – học đường” hoàn toàn phù hợp với yêu cầu về chất lượng đã được quy định.
Công ty sữa lớn nhất Việt Nam tiếp tục khẳng định sản phẩm cung cấp cho chương trình với 14 Vitamin và khoáng chất bổ sung thêm đã trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng, có bằng chứng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và được xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em.
Trước những thông tin báo điện tử Giáo dục đăng tải, Vinamilk đã đề nghị Bộ trưởng xem xét chỉ đạo các cơ quan tiến hành điều tra về mục đích, động cơ của báo này khi viết, đăng tải và chia sẻ trên mạng các bài viết có dấu hiệu xuyên tạc, thông tin sai sự thật, gây hoang mang.
Hơn nữa, Vinamilk cũng kiến nghị điều tra làm rõ các bài viết này có hay không dấu hiệu vi phạm Luật Hình sự, Luật An ninh mạng và Luật Báo chí, cụ thể là các tội danh tại Điều 156 và Điều 331 Bộ luật hình sự, Điều 8 và Điều 16 Luật An ninh mạng, Điều 9 Luật Báo chí.
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Vinamilk diễn ra ngày 19/4/2019, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk xác nhận sẽ khởi kiện dân sự đối với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam trước các 'lùm xùm' liên quan đến chương trình sữa học đường.
Theo bà Liên, khởi kiện ra tòa là cách làm văn minh trong xu thế phát triển bền vững hiện nay mà doanh nghiệp nên làm, để làm trong sạch môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời "xử lý thích đáng hành vi truyền thông sai sự thật, gây phương hại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, cũng như làm hoang mang trong dư luận xã hội".
Trước các cổ đông, Chủ tịch Vinamilk nói quan điểm của Vinamilk là phản ánh đúng người, đúng sự việc. Trên cơ sở đó, Vinamilk sẽ có các biện pháp phù hợp để phản ánh đến từng cơ quan thích hợp xử lý vụ việc.
“Hiện những gì có dấu hiệu dân sự thì chúng tôi đưa ra tòa. Còn cái gì có biểu hiện vi phạm pháp luật hình sự thì chúng tôi đưa qua cơ quan chức năng đề nghị xử lý", bà Liên cho hay.
"Vinamilk là thương hiệu quốc gia. Thương hiệu của chúng tôi không phải là cái ‘bị bông’ để ai muốn nói gì thì nói. Chúng tôi cạnh tranh công bằng. Nếu ai cạnh tranh không công bằng thì người đó sẽ lãnh hậu quả. Chúng tôi không khơi dậy cuộc chiến, nhưng ai động đến thương hiệu Vinamilk, bôi nhọ thương hiệu của chúng tôi là không thể chấp nhận được", Chủ tịch Vinamilk từng nói trước các cổ đông.
Vào hồi tháng 12/2016, báo Giao thông có đăng bài “Nở rộ xe khách trá hình, né thuế - Muôn kiểu lách luật”, có nội dung liên quan đến hoạt động của Công ty TNHH Thành Bưởi (trụ sở chính ở đường Lê Hồng Phong, phường 4, quận 5, TP. HCM).
Sau đó ngày 18/1/2017, Công ty Thành Bưởi chính thức khởi kiện báo Giao thông ra Tòa án nhân dân quận 5, TP. HCM vì cho rằng nội dung bài báo phản ánh về doanh nghiệp này là sai sự thật.
Ngay khi bị Thành Bưởi phát đơn kiện ra tòa, giữa tháng 3/2017, báo Giao thông có văn bản gửi đến Tòa án nhân dân quận 5 tường trình các nội dung liên quan đến vụ kiện, đồng thời nêu rõ ý kiến, quan điểm cũng như cung cấp thêm các chứng cứ pháp lý.
Theo báo Giao thông, nội dung bài báo đề cập là đúng sự thật, khách quan và phù hợp với quy định pháp luật. Từ đó báo Giao thông kiến nghị Tòa án nhân dân quận 5 không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của Công ty Thành Bưởi.
Trong khi tòa đang thụ lý vụ kiện thì báo Giao thông tiếp tục viết bài về Công ty Thành Bưởi với chủ đề như trên.
Cho rằng báo đăng tin bài tiếp tục gây thiệt hại cho việc kinh doanh của mình, phía Thành Bưởi đã có văn bản đề nghị tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đề yêu cầu báo ngưng tiếp tục đăngbài mới dưới mọi hình thức.
Sau khi xem xét, tòa đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với báo Giao thông vào ngày 23/3/2017.
Quyết định của tòa viện dẫn điều 127 Bộ luật Tố tụng dân sự, buộc báo Giao thông không được đăng tải trên báo mạng, báo giấy hoặc các hình thức khác các bài báo mới liên quan đến Công ty TNHH Thành Bưởi về các vấn đề xe hợp đồng trá hình, lách luật, né thuế - phí hay trốn thuế gây thất thu cho nhà nước trong quá trình giải quyết vụ án cho đến khi tòa giải quyết xong vụ việc.
Sau khi nhận quyết định này, người đại diện báo Giao thông đã có văn bản khiếu nại. Quan điểm của báo Giao thông cho rằng quyết định nói trên “đã vi phạm nghiêm trọng Luật Báo chí, ngăn cản hoạt động tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin của công dân, bảo vệ cho các sai phạm của Công ty Thành Bưởi. Quyết định này của Tòa án nhân dân quận 5 đi ngược lại chủ trương của Đảng và nhà nước về báo chí, về phòng chống tiêu cực, về xóa bỏ “xe dù”, “bến lậu””.
Theo báo Giao thông, quyết định kể trên cũng vi phạm pháp luật tố tụng dân sự vì xử lý các việc ngoài phạm vi khởi kiện và giải quyết vụ án. Trách nhiệm của Báo Giao thông với từng bài báo là độc lập. Trong trường hợp, nội dung bài báo mà Công ty TNHH Thành Bưởi nêu trong đơn khởi kiện là sai thì cũng không dẫn đến việc Báo Giao thông không được quyền đăng tải các bài viết khác về Công ty TNHH Thành Bưởi trong cùng vấn đề.
Trên cơ sở đó, đại diện báo Giao thông đề nghị Tòa án nhân dân quận 5 có quyết định hủy bỏ quyết định trên.
Ngày 28/3/2017, Công ty Thành Bưởi bất ngờ gửi đơn đến Tòa đề nghị rút yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với báo Giao thông.
Sau khi Thành Bưởi nộp đơn rút yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân quận 5 đã ra quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.