Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cụ thể, theo báo cáo dữ liệu thương mại của Hà Lan, vào tháng 9, quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) này đã nhập khẩu khoảng 211,5 triệu m3 LNG từ Moscow, trị giá 109 triệu euro (117 triệu USD).
Điều này xảy ra sau ba tháng Hà Lan ngừng nhập khẩu LNG của Nga, sau khi Bộ trưởng Năng lượng Rob Jetten của nước này tuyên bố rằng chính phủ đang nỗ lực ngừng phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga.
Trong thông báo hồi tháng 4, ông Rob Jetten cam kết Hà Lan sẽ ngừng ký các hợp đồng mới cung cấp LNG của Nga và chấm dứt các thỏa thuận đã có từ trước, khiến nhập khẩu giảm mạnh trong tháng 5 và dừng hoàn toàn trong những tháng mùa hè.
“Chúng tôi phải làm những gì có thể làm để đảm bảo không còn năng lượng hóa thạch Nga trong hệ thống của chúng tôi, và chúng tôi đã thành công với than đá, khí đốt và dầu mỏ”, Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan khẳng định.
Ông Jetten bổ sung thêm rằng chính phủ đang tích cực thảo luận với các công ty sử dụng các cơ sở này để loại bỏ dần các giao dịch LNG đã có từ trước, áp dụng cho cả hợp đồng giao ngay và hợp đồng dài hạn.
Trong khi EU áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với Nga trong bối cảnh xung đột Ukraine kéo dài sang tháng thứ 22, khí đốt của Nga cho đến nay vẫn chưa phải là mục tiêu bị hạn chế.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu khí đốt qua đường ống của EU từ Nga hầu hết đã bị dừng lại trong bối cảnh khối này nỗ lực chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Dù vậy, theo dữ liệu của Kpler, EU tiếp tục mua khối lượng LNG kỷ lục từ Moscow trong năm nay, với lô hàng đạt mức cao nhất mọi thời đại là 1,75 triệu tấn trong tháng 11.
Tiêu thụ khí đốt của EU tăng vọt
Khối lượng khí đốt trong các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất ở châu Âu đang bị thu hẹp do thời tiết lạnh giá đã khiến khối này sử dụng nhiều nhiên liệu hơn.
EU đã bơm nhiên liệu từ kho dự trữ của mình nhiều gấp 4 lần trong tháng 12 so với mức trung bình trong tháng 11, theo tính toán của cơ quan này dựa trên dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE).
Theo GIE, vào đầu tháng 12, lượng khí đốt được sử dụng từ các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất của khối đạt trung bình 563 triệu m3/ngày, trong khi vào tháng 11, con số này chỉ ở mức 157 triệu m3/ngày.
Tổng mức dự trữ khí đốt tại EU giảm 6,3% công suất xuống 93,3%. Điều này xảy ra sau khi khối báo cáo rằng khối lượng khí đốt tự nhiên đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại gần 98% trong tháng 10.
Dữ liệu cho thấy việc sản xuất năng lượng tái tạo như tua-bin gió đã giảm trong tháng 12, đáp ứng khoảng 15% nhu cầu năng lượng của khối.
Trong khi đó, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tiếp tục cung cấp khí đốt để vận chuyển đến Tây và Trung Âu qua Ukraine thông qua trạm bơm khí duy nhất còn lại là Sudzha. Khoảng 42,4 triệu m3/ngày đã được cung cấp tính đến đầu tháng 12.
Mặc dù lượng khí đốt tồn kho ở EU hiện đã đủ nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng điều này có thể thay đổi trong mùa đông.
Các nhà quan sát ngành cũng cho biết thị trường EU sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi mức tiêu thụ khí đốt ở châu Á, vì các nước ở Nam Á dự kiến sẽ trở thành động lực chính cho thị trường LNG.
Trong khi đó, theo các phương tiện truyền thông mới nhất đưa tin, EU đang nghiên cứu luật cho phép các quốc gia thành viên đơn phương chấm dứt nhập khẩu khí đốt từ Nga.
Theo tài liệu mà Financial Times đã xem, biện pháp này sẽ trao cho bất kỳ quốc gia thành viên nào quyền “hạn chế một phần hoặc, nếu hợp lý, hoàn toàn” hoặc ngăn chặn các công ty Nga và Belarus mua công suất tại các đường ống và kho cảng LNG ở châu Âu.
Xem thêm >> EU thúc giục Trung Quốc 'quay lưng' với Nga
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.