‘Tuổi thọ của các dự án luật ngày càng ngắn, một số mới ban hành 2-3 năm lại sửa'

Kỳ Thư - 23/05/2023 15:50 (GMT+7)

(VNF) - Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, quá trình làm luật còn cập rập, vội vàng và thiếu chắc chắn, tuổi thọ của các dự án luật ngày càng bị rút ngắn. Một số dự án luật mới ban hành 2-3 năm lại sửa đổi, bổ sung.

VNF
Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị).

Trong khuôn khổ phiên họp sáng 23/5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình bày tờ trình về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung 4 dự án luật vào chương trình năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và thông qua tại kỳ họp thứ 7; đồng thời trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại các kỳ họp năm 2024 đối với 21 dự án luật.

Trong phần thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, các đại biểu Quốc hội đã nêu lên một số bất cập, rủi ro đến hoạt động kinh tế và doanh nghiệp trong việc thường xuyên thay đổi các chương trình xây dựng pháp luật.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) cho rằng, mặc dù nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới và sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật hiện hành, nhưng hệ thống pháp luật vẫn chưa thực sự đồng bộ, hoàn chỉnh. Tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống văn bản pháp luật vẫn là điều cần phải được quan tâm; một số quy định có tính khả thi không cao, sửa đổi, bổ sung nhiều lần.

Đáng lưu ý, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy, trong các văn bản pháp luật còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc chung, chưa cụ thể để áp dụng thi hành được ngay mà còn phải ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành.Trong khi đó, việc ban hành các văn bản này thường rất chậm, không kịp thời nên pháp luật đi vào đời sống tồn tại tình trạng nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau… 

Tương tự, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) nêu rằng hoạt động lập pháp vẫn còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể, việc thay đổi thường xuyên với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, không bảo đảm và không tránh khỏi lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Hơn nữa, chất lượng các đạo luật chưa cao, còn chứa đựng các quy phạm chính trị. Kỷ cương lập pháp chưa nghiêm, trách nhiệm của người đứng đầu chưa xác định rõ và đặc biệt là quá trình xây dựng chương trình luật pháp lệnh còn cài cắm lợi ích.

Thậm chí, đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) lại cho rằng, câu chuyện làm luật còn cập rập, vội vàng và thiếu chắc chắn; cùng với đó, tuổi thọ của các dự án luật ngày càng bị rút ngắn. Một số dự án luật mới ban hành 2-3 năm lại sửa đổi, bổ sung.

Từ những vấn đề còn hạn chế nêu trên, các đại biểu Quốc hội đã đề nghị Quốc hội, Chính phủ giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn nhằm đảm bảo việc xây dựng chính sách, pháp luật; đồng thời, Chính phủ cần tăng cường hơn nữa kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, các cơ quan liên quan phải đồng hành ngay từ giai đoạn đầu của việc đề xuất xây dựng luật, kiên quyết không đưa vào chương trình các dự án luật chưa được chuẩn bị kỹ càng, chưa đủ điều kiện.

Về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, cần hạn chế đến mức tối đa việc điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật hàng năm. Đại biểu cũng nhấn mạnh phải khắc phục tình trạng luật, khung, luật ống, hạn chế bớt các vi phạm chính trị trong các đạo luật bằng cách đổi mới thành phần ban soạn thảo theo hướng nhiều nhà khoa học tham gia, nhiều nhà chuyên môn và đặc biệt đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật và thể hiện sự cầu thị trong phản biện xã hội. 

Ngoài ra, đại biểu Lê Thanh Vân cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ nên phân công một phó thủ tướng phụ trách công tác xây dựng pháp luật, xây dựng thể chế để đẩy mạnh hoạt động xây dựng pháp luật. Nghị quyết về xây dựng chương trình luật pháp lệnh cần xác định trách nhiệm của những người khởi xướng chính sách đề xuất xây dựng pháp luật.

Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) đề nghị để những đối tượng bị điều chỉnh trong luật được tham gia sâu hơn nữa vào trong quá trình soạn thảo luật, không nên để đến lúc thẩm tra luật mang tính chuyên ngành cao, đại biểu Quốc hội còn chưa hiểu hết mà phải đóng góp ý kiến trong thời gian ngắn thì không thể đảm bảo chất lượng. Do đó, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị cần lấy ý kiến sớm, càng rộng càng tốt.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết sẽ tham mưu cho Chính phủ nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác lập pháp nói chung và xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nói riêng. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ việc tăng cường phòng chống lợi ích nhóm và tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật là trách nhiệm rất nặng nề đối với các cơ quan tham mưu và đặc biệt là các cơ quan tham gia vào quá trình xây dựng. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thêm doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội bị ngân hàng siết nợ

Thêm doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội bị ngân hàng siết nợ

(VNF) - Agribank vừa phát đi thông báo rao bán khoản nợ lần 2 của một công ty xăng dầu có trụ sở ở Hà Nội. Trước đó, một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu.

Căn hộ 45 - 70m2 tính cho 2 người: Cấm ở quá quy định trong mỗi căn chung cư?

Căn hộ 45 - 70m2 tính cho 2 người: Cấm ở quá quy định trong mỗi căn chung cư?

(VNF) - Lãnh đạo Hà Nội cho biết việc xác định chỉ tiêu dân số nhằm khống chế quy mô dân số và cơ cấu căn hộ của dự án trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình của dự án… chứ không phải Hà Nội quy định để cấm người dân ở quá trong căn hộ.

ĐBQH đề nghị cho cán bộ vi phạm hoàn trả tiền bất hợp pháp để 'khép hồ sơ'

ĐBQH đề nghị cho cán bộ vi phạm hoàn trả tiền bất hợp pháp để 'khép hồ sơ'

(VNF) - Phát biểu về vấn đề phòng chống tham nhũng và tiêu cực trong thời gian tới, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng các cấp có thẩm quyền nên có "lằn ranh đỏ"

Cục phó tại Bộ Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì nhận hối lộ

Cục phó tại Bộ Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì nhận hối lộ

(VNF) - Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự (Bộ Tài nguyên và Môi trường) bị bắt về tội Nhận hối lộ.

NHNN dừng đấu thầu, 4 ngân hàng thương mại trực tiếp bán vàng cho dân

NHNN dừng đấu thầu, 4 ngân hàng thương mại trực tiếp bán vàng cho dân

(VNF) - Sau thông tin hủy đấu thầu vàng miếng, NHNN đã quyết định thực hiện bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.

NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB

NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB

(VNF) - Trong 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 3 ngân hàng, còn DongABank và SCB vẫn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát đặc biệt.

Nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ký hợp đồng ‘khủng’ với Nga

Nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ký hợp đồng ‘khủng’ với Nga

(VNF) - Reliance Industries của Ấn Độ, nhà điều hành tổ hợp lọc dầu lớn nhất thế giới, đã ký thỏa thuận một năm với nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga Rosneft để mua ít nhất 3 triệu thùng dầu mỗi tháng bằng đồng rúp, hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho hay.

Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

(VNF) - CPI tháng 5 tăng nhẹ 0,05% so với tháng trước nhưng tăng 4,44% so với cùng kỳ.

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

(VNF) -Trước phản ánh về việc dùng tài khoản VETC bị treo tiền khi không dùng hết, đồng thời có nhiều người khi chuyển tiền vào tài khoản giao thông vẫn bị mất phí, phía VETC khẳng định, DN không treo tiền của khách, không thu bất kỳ hoản phí nào của khách hàng và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ để khách hàng thuận tiện khi nộp và sử dụng ứng dụng VETC.