Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen diễn ra sáng 14/1, Chủ tịch Lê Phước Vũ đã nêu một quan điểm đáng chú ý: "50% lợi nhuận Hoa Sen đến từ đầu cơ nguyên liệu và sẽ tiếp tục như vậy".
Quan điểm này diễn ra trong bối cảnh niên độ 2017 – 2018, Hoa Sen đã phải ngậm ngùi với kết quả kinh doanh kém khả quan (lãi ròng giảm 69%) và một trong những lý do khiến tập đoàn này phải nhận “trái đắng” là do đầu cơ nguyên liệu thép cuộn cán nóng (HRC).
Từ năm 2016, giá HRC duy trì đà tăng mạnh, hệ quả là các doanh nghiệp tồn kho càng nhiều HRC thì càng có lãi. Với Hoa Sen, hàng tồn kho của tập đoàn này đã tăng 36% trong niên độ 2015 – 2016 (lên 4.822 tỷ đồng) và tăng rất mạnh, tới 84% trong niên độ 2016 – 2017 (lên 8.871 tỷ đồng).
Niên độ 2017 – 2018, hàng tồn kho của Hoa Sen đạt đỉnh 9.863 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2018, trước khi giảm về 8.306 tỷ đồng ba tháng sau và 6.562 tỷ đồng sáu tháng sau.
Giá HRC quay đầu giảm mạnh là nguyên nhân khiến Hoa Sen phải nhanh chóng giảm hàng tồn, tuy vậy, niên độ 2017 – 2018, tập đoàn này vẫn phải gánh hậu quả nặng nề.
Xét sâu hơn, Hoa Sen còn phải chịu tác động kép khi sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu cơ nguyên liệu. Niên độ tài chính 2015 – 2016, nợ phải trả của Hoa Sen đã tăng 25% (lên 8.180 tỷ đồng) và tăng gấp đôi trong niên độ tài chính 2016 – 2017, lên 16.268 tỷ đồng.
Giảm nợ không dễ như giảm tồn kho, bởi còn liên quan đến vấn đề dòng tiền. Cuối niên độ 2017 – 2018, nợ phải trả của Hoa Sen chỉ giảm vỏn vẹn 165 tỷ đồng; trong đó, nợ vay vẫn tiếp tục tăng (tăng 21% lên 14.340 tỷ đồng).
Nợ cao không chỉ khiến Hoa Sen đứng trước nguy cơ mất cân đối tài chính (hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tính đến hết ngày 30/9/2018 của Hoa Sen lên đến 3 lần, hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu lên đến 2,66 lần), mà còn chịu áp lực lãi vay nặng nề.
Ba niên độ gần đây, chi phí lãi vay của Hoa Sen tăng lần lượt từ 209 tỷ đồng lên 482 tỷ đồng, rồi tăng tiếp lên 812 tỷ đồng.
Năm 2019, Chủ tịch Lê Phước Vũ cho hay tạm thời Hoa Sen sẽ dừng đầu cơ nguyên liệu, giữ tồn kho ở mức 70 – 80% nhu cầu trong tháng, đảm bảo dòng tiền, sản xuất liên tục và bảo đảm khấu hao.
Có thể hiểu, quyết định này đồng nghĩa với việc năm 2019 sẽ là năm Hoa Sen tập trung “xử lý hậu quả”. Kế hoạch doanh thu niên độ 2018 - 2019 giảm 9% nhưng kế hoạch lợi nhuận lại tăng 22% phần nào cũng cho thấy lựa chọn của Hoa Sen: chững lại để tái cấu trúc; tỷ suất lợi nhuận theo đó sẽ được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, kế hoạch doanh thu giảm là đáng lo ngại, bởi không đối thủ nào chịu ngồi yên. Một năm khó khăn với Hoa Sen có thể sẽ là cơ hội tuyệt vời để các đối thủ giành thị phần, thậm chí là “đánh phủ đầu”. Dù Hoa Sen cũng không thể ngồi yên nhưng việc chống đỡ sẽ làm tiêu hao nguồn lực, quá trình tái cấu trúc có thể sẽ dài ra không biết đến khi nào kết thúc.
Hoa Sen đang kỳ vọng sẽ vực dậy bằng chiến lược mở rộng hệ thống phân phối trực tiếp. Tuy vậy, ngay tại đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen đã phải thừa nhận một sự thật cay đắng: năm 2018, tập đoàn đã không thể mở thêm 100 cửa hàng như kế hoạch để tập trung quản lý hàng tồn kho.
Để trụ vững, Hoa Sen dự tính tập đoàn phải có ít nhất 1.000 cửa hàng. Trong khi hiện tại, con số mới chỉ là 500. Hành trình còn rất gian nan, trong bối cảnh vừa phải tái cấu trúc, vừa phải chiến đấu với cạnh tranh khốc liệt.
Mặc dù tại đại hội, Chủ tịch Lê Phước Vũ có nói: “Khi nào Cà Ná được cấp phép, tôi sẽ xuất chiêu quý vị coi”, nhưng xét trong bối cảnh vốn tự có chưa đến 300 triệu USD, đòn bẩy tài chính quá lớn, “siêu dự án” 10 tỷ USD này khó lòng triển khai thực sự trong vài năm tới. Kỳ vọng Hoa Sen “thay da đổi thịt” bằng dự án này, ở thời điểm hiện tại, là khá mịt mù.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.