'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều 10/5, sau gần một tuần xét xử và nghị án kéo dài, Tòa án nhân dân (TAND) TP. Hà Nội tuyên án đối với 14 bị cáo trong vụ án buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (gọi tắt là Công ty Nhật Cường).
Về tội buôn lậu, HĐXX tuyên phạt Trần Ngọc Ánh (Phó tổng giám đốc Công ty Nhật Cường) 13 năm tù, Đỗ Quốc Huy (Giám đốc bán hàng Công ty Nhật Cường) 9 năm tù. Cùng tội danh, 10 bị cáo khác (phần lớn là nhân viên Công ty Nhật Cường) bị tuyên 4-8 năm tù.
Về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Nguyễn Thị Bích Hằng (kế toán trưởng Công ty Nhật Cường) bị tuyên phạt ba năm sáu tháng tù.
Nguyễn Bảo Ngọc (giám đốc tài chính Công ty Nhật Cường), bị cáo duy nhất bị đưa ra xét xử về cả hai tội danh, bị tuyên 10 năm tù về tội buôn lậu và 4 năm tù về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp hình phạt là 14 năm tù.
Ngoài hình phạt chính, HĐXX xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt bổ sung với các bị cáo.
Theo HĐXX, từ năm 2014 đến 2019, Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, đã bỏ trốn) đã chỉ đạo và tổ chức mua 255.311 sản phẩm điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng… từ 16 nhà cung cấp nước ngoài với tổng giá trị 2.927 tỷ đồng.
Sau khi vận chuyển trái phép tới Hà Nội, Huy chỉ đạo nhân viên đưa hàng về kho của công ty tại 39 Lý Quốc Sư. Thông qua hệ thống cửa hàng trải khắp Hà Nội, công ty này đã tiêu thụ 254.364 sản phẩm, thu được hơn 3.213 tỷ đồng, qua đó hưởng lợi hơn 221 tỷ đồng.
Ngoài ra, Huy còn yêu cầu nhân viên ghi sổ sách kế toán trên hai hệ thống: hệ thống nội bộ, thể hiện đầy đủ số liệu kinh doanh, cả hàng nhập lậu; hệ thống công khai, chỉ có hàng hợp pháp để kê khai với cơ quan nhà nước. Chỉ tính phần nghĩa vụ nộp thuế, hành vi này đã gây thiệt hại hơn 30 tỷ đồng.
Do đó, cùng với trách nhiệm hình sự, HĐXX tuyên buộc 13 bị cáo nhóm tội buôn lậu phải liên đới nộp lại hơn 221 tỷ đồng thu lợi bất chính. Trong đó, cựu phó tổng giám đốc công ty nộp 69 tỷ đồng, cựu giám đốc tài chính nộp 40 tỷ đồng, các bị cáo còn lại từ hơn 1 tỷ đến 10 tỷ đồng.
Riêng hai bị cáo gây thiệt hại ở hành vi vi phạm quy định về kế toán phải nộp sung công quỹ nhà nước gần 30 tỷ đồng. HĐXX cũng tuyên tịch thu hơn 1.000 điện thoại di động; tạm giữ nhiều tài sản, đồ vật liên quan khác của Công ty Nhật Cường. HĐXX tuyên giao lại cho cơ quan điều tra (CQĐT) 33 đồ vật các loại để mở rộng điều tra vụ án ở giai đoạn sau.
HĐXX đánh giá đây là vụ án có đồng phạm, có sự câu kết để thực hiện hành vi phạm tội. Các bị cáo phạm tội nhiều lần, có tổ chức, hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, xâm phạm đến hoạt động trị an, kinh tế, xuất nhập khẩu, gây rối loạn thị trường. Từ những căn cứ đưa ra, HĐXX cho rằng cần nghiêm trị đối với các bị cáo.
Theo HĐXX, chỉ bị cáo Nguyễn Bảo Trung (lao động tự do) không thừa nhận hành vi; các bị cáo còn lại như Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Bảo Ngọc, Nông Văn Lư có thái độ thành khẩn, nhiều người đã tích cực hỗ trợ CQĐT làm sáng tỏ vụ án.
Về vai trò cụ thể, HĐXX nhận định Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, là chủ mưu, cầm đầu nhưng hiện đang bỏ trốn. Bị cáo Trần Ngọc Ánh có vai trò thứ hai, tích cực phạm tội nhất, chỉ sau Huy. Các bị cáo khác là người thực hành trực tiếp hoặc giúp sức cho Huy trong việc phạm tội…
Ngoài 14 bị cáo hầu tòa, HĐXX kiến nghị CQĐT Bộ Công an và VKSND Tối cao phối hợp, khẩn trương điều tra, truy bắt những bị can đang bỏ trốn, trong đó có Bùi Quang Huy.
Ở vụ án này, ngoài hai tội danh đã nêu, Huy còn bị khởi tố về tội rửa tiền và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì Huy bỏ trốn nên CQĐT đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra và truy nã Huy, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Đặc biệt, CQĐT cũng ra quyết định tách vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở KH&ĐT TP Hà Nội và một số đơn vị để điều tra, xử lý sau. Đây là vụ án mà một loạt cựu lãnh đạo các sở, ban, ngành thuộc UBND TP Hà Nội đã bị khởi tố, bắt giam.
Tiếp tục điều tra hai tiệm vàng “khủng” Trong nội dung tuyên án, HĐXX đề cập tới sự liên quan của hai tiệm vàng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội và kiến nghị tiếp tục điều tra để tránh bỏ lọt tội phạm. Theo cáo trạng, để thanh toán tiền cho các nhà cung cấp nước ngoài cũng như đường dây vận chuyển hàng lậu, Bùi Quang Huy chuyển hơn 2.500 tỷ đồng thông qua hai tiệm vàng. Trong đó, tiệm vàng Lộc Phát chuyển 1.729 tỷ đồng, tiệm vàng Thuận Phát chuyển 795 tỷ đồng. Quá trình điều tra, chủ và người điều hành hai tiệm vàng đều khai có nhận tiền của Công ty Nhật Cường nhưng là để chuyển tiền cho khách hàng trong nước (không nhớ rõ đơn vị, cá nhân nào). Hai tiệm vàng không thừa nhận việc chuyển tiền ra nước ngoài. Do chưa thu thập được tài liệu chứng minh hai tiệm vàng này chuyển tiền ra nước ngoài, CQĐT sẽ tiếp tục điều tra và đề nghị xử lý sau. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.