Tỷ giá VND/USD tăng mạnh, ngân hàng lãi lớn nhờ kinh doanh ngoại hối

Minh Dũng - 13/09/2023 09:27 (GMT+7)

(VNF) - Với giá bán thường cao hơn nhiều so với giá mua giúp các ngân hàng lãi lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Một số chuyên gia tài chính cho rằng tỷ giá càng tăng thì ngân hàng càng lãi lớn trong mảng kinh doanh ngoại hối.

VNF

Ngân hàng lãi lớn nhờ kinh doanh ngoại hối
 
Kinh doanh ngoại hối đang trở thành mảng kinh doanh béo bở của các ngân hàng. Trong nửa đầu năm 2023, khi nhiều hoạt động kinh doanh chính khác sụt giảm mạnh, nhiều ngân hàng vẫn thu lãi đậm từ kinh doanh ngoại hối. Tại một số nhà băng, hoạt động này đạt tốc độ tăng trưởng ba chữ số.

Tổng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của 27 ngân hàng trên sàn chứng khoán và Agribank trong 6 tháng đầu năm nay đạt gần 12.000 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nhóm Big4 (gồm: VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank) ghi nhận gần 8.300 tỷ đồng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối trong nửa đầu, tăng 30% so với cùng kỳ và chiếm 69% tổng lãi thuần toàn ngành.
 
Vietcombank tiếp tục nắm giữ vị trí quán quân về lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối nhờ lợi thế đặc thù về hoạt động ngoại thương trong nhiều năm. Nhà băng này ghi nhận lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt gần 3.200 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. 

VietinBank ghi nhận lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 47,1%, khoảng 2.350 tỷ đồng. BIDV thu về gần 1.500 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ. Agribank báo cáo lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối nhảy vọt thêm 124,5%, đạt gần 1.300 tỷ đồng. 
 
Nhiều ngân hàng trong nhóm tư nhân cũng có kết quả tích cực từ kinh doanh ngoại hối. Đặc biệt, có tới 3 nhà băng ghi nhận mức tăng trưởng lãi từ kinh doanh ngoại hối ở mức ba con số, là: OCB (427,4%), LPBank (334%), BaoVietBank (152,5%).

Dù kết quả có sự phân hóa lớn nhưng đa số các ngân hàng vẫn ghi nhận lãi lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong nửa đầu năm 2023, đặc biệt có sự tăng trưởng rất mạnh nếu so sánh với những năm trước đó.
 
Kết quả tích cực từ kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng được dự báo từ trước trong bối cảnh chỉ số đồng USD vẫn duy trì được sức mạnh khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dần đi vào chặng cuối của chu kỳ nâng lãi suất.



Chênh lệch tỷ giá tăng cao, ngân hàng lãi lớn

Tại mảng kinh doanh ngoại hối ở các nhà băng, đa phần lợi nhuận đến từ hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay. Điều này tương ứng nguồn thu nhập đến từ chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra.

Đây là hoạt động có lợi nhuận ổn định của các ngân hàng, khi nguồn thu nhập đến từ chênh lệch giữa giá mua vào và bán giao ngay luôn được duy trì ở một mức biên xác định. Các ngân hàng quốc doanh có được nguồn thu lớn và ổn định từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giao ngay nhờ quy mô giao dịch "khổng lồ" của mình.

Hiện giá bán USD tại các ngân hàng vẫn đang cao hơn thị trường chợ đen 70-85 đồng, trong khi giá mua thấp hơn khoảng 200-300 đồng. Nói dễ hiểu, các ngân hàng đang mua USD với giá rẻ hơn nhiều so với chợ đen, trong khi bán ra đắt hơn.

Hơn nữa, chênh lệch giữa giá mua và giá bán tại các ngân hàng thương mại, giá bán USD niêm yết trong nửa đầu năm nay thường xuyên cao hơn giá mua từ 350-400 đồng/USD, cao hơn nhiều so với cùng kì 2021 (chỉ khoảng hơn 200 đồng). Với mức chênh lệch tăng cao nhất lên đến gấp đôi như vậy, không khó hiểu khi các ngân hàng lãi lớn ở hoạt động này.

Chênh lệnh giá mua - bán lớn giúp các ngân hàng có được biên lợi nhuận cao hơn trên mỗi giao dịch, đồng thời khối lượng giao dịch cũng có xu hướng tăng.

Sự nới rộng về chênh lệnh giá mua - bán cùng với mức chênh lệch giá bán nói trên giúp các ngân hàng lãi lớn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Thêm nữa, giai đoạn tỷ giá biến động mạnh là thời điểm thuận lợi và cơ hội cho các ngân hàng lướt sóng, kiếm lợi nhuận ở hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Sau giai đoạn tương đối ổn định trong nửa đầu năm, tỷ giá USD/VND đã có những biến động đáng chú ý trong thời gian gần đây. Điều này sẽ nới rộng chênh lệch lãi suất USD-VND trên thị trường liên ngân hàng vốn đang ở mức cao kỷ lục. Theo một số chuyên gia tài chính thì tỷ giá càng tăng ngân hàng càng lãi lớn trong mảng kinh doanh ngoại hối.

Cùng với đó, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của các nhà băng còn đến từ hoạt động mua - bán USD giữa các ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Nửa đầu năm nay, NHNN thường xuyên duy trì giá mua USD tại Sở Giao dịch cao hơn 100-200 đồng/USD so với giá mua USD mà các ngân hàng áp dụng cho khách hàng. Với diễn biến này, các ngân hàng chỉ cần mua USD từ khách hàng và bán lại cho NHNN thì mức lãi thuần cũng lên đến cả nghìn tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, nhà điều hành đã mua vào hơn 6 tỷ USD thông qua các nhà băng.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đang lãi lớn từ hoạt động cho vay.

Các ngân hàng đều đang sử dụng nghiệp vụ Swap để hoán đổi USD sang VND, sau đó dùng VND để cho vay các doanh nghiệp. Do đó, dù ngân hàng có thể lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, song tựu chung ngân hàng vẫn lãi ròng từ nguồn ngoại hối mang lại.

Trong trường hợp tỷ giá tăng, ngân hàng sẽ hưởng lãi kép: vừa lãi từ nghiệp vụ cho vay vừa hưởng lãi nhờ tỷ giá tăng. Trong trường hợp tỷ giá giảm, ngân hàng sẽ lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối nhưng sẽ được bù đắp từ hoạt động cho vay.

Với lợi nhuận từ hoạt động cho vay bao giờ cũng lớn hơn nhiều so với mức giảm của tỷ giá USD/VND, nên lãi ròng của ngân hàng từ kinh doanh ngoại hối vẫn rất lớn.

Ngoài ra, những ngân hàng có thế mạnh về kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là có cơ sở khách hàng doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, thì càng có nhiều lợi thế ở hoạt động này. Bởi trong giai đoạn thị trường ngoại hối thường xuyên biến động, rủi ro tỷ giá lớn buộc các khách hàng này phải mua các hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn hoặc quyền chọn, từ đó giúp các ngân hàng càng gia tăng nguồn thu phí từ các hợp đồng này.

Dễ nhận thấy, nhóm ngân hàng thương mại gốc quốc doanh hay các ngân hàng thương mại tư nhân hàng đầu có khách hàng xuất nhập khẩu lớn cũng như có lợi thế về nguồn ngoại tệ dồi dào thường có kết quả lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cao và tăng trưởng mạnh.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Những cách rút tiền không cần dùng thẻ AMT bạn nên biết

Những cách rút tiền không cần dùng thẻ AMT bạn nên biết

(VNF) - Nhiều người băn khoăn khi thẻ ATM bị đánh cắp hoặc quên mất thẻ ATM thì có rút được tiền không? Thực tế, hoàn toàn có thể rút được tiền mà không có thẻ ATM. Dưới đây là 5 cách rút tiền không cần dùng thẻ AMT phổ biến.

GDP tăng 6,42%, gần 80,5 nghìn DN thành lập mới

GDP tăng 6,42%, gần 80,5 nghìn DN thành lập mới

(VNF) - Tổng cục Thống kê cho biết tính chung GDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,42%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% của 6 tháng đầu năm 2022 trong giai đoạn 2020 - 2024.

Chỉ số giá tiêu dùng vượt mốc 4%

Chỉ số giá tiêu dùng vượt mốc 4%

(VNF) - Theo Tổng cục Thống kê chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 chỉ tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 1,4% so với tháng 12/2023 nhưng đã tăng tới 4,34% so với cùng kỳ năm trước.

Vụ Asanzo và tranh cãi Made in Vietnam: Từ ồn ào đến tạm dừng 'vô thời hạn'

Vụ Asanzo và tranh cãi Made in Vietnam: Từ ồn ào đến tạm dừng 'vô thời hạn'

Ông Phạm Văn Tam - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Tập đoàn Asanzo đã bị bắt giam ít ngày sau khi bị khởi tố. Một chính sách gây nhiều tranh cãi sau lùm xùm của Asanzo đến nay dường như đã rời vào quên lãng.

EVNSPC: Bán điện 1.000 đồng, thu lãi lãi vỏn vẹn 2,5 đồng

EVNSPC: Bán điện 1.000 đồng, thu lãi lãi vỏn vẹn 2,5 đồng

(VNF) - Năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) có doanh thu thuần hơn 162.045,5 tỷ đồng, ước tính mỗi ngày thu về gần 444 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có biên lãi ròng rất mỏng chỉ 0,25%, tức là 1.000 đồng doanh thu mới đổi được 2,5 đồng lãi.

DN trước nguy cơ tấn công mạng: ‘Tăng khả năng phục hồi thay vì cô lập hệ thống’

DN trước nguy cơ tấn công mạng: ‘Tăng khả năng phục hồi thay vì cô lập hệ thống’

(VNF) – Trong bối cảnh hệ thống của các doanh nghiệp trải dài trên nhiều nền tảng khác nhau như hiện nay, nếu thiết kế an toàn bảo mật theo hướng bảo vệ tất cả nguy cơ thì sẽ khiến chi phí bảo vệ tăng lên rất cao. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung thiết kế theo hướng phục hồi hệ thống nhanh chóng.

Ngân hàng Trung ương Nga cảnh báo nghiêm trọng về 'sự hủy hoại'

Ngân hàng Trung ương Nga cảnh báo nghiêm trọng về 'sự hủy hoại'

(VNF) - Theo Phó thống đốc thứ nhất Ngân hàng Trung ương Nga Vladimir Chistyukhin, Nga phải tìm những cách khác để thanh toán cho hàng xuất khẩu, nếu không nền kinh tế bị trừng phạt của nước này sẽ phải đối mặt với sự "hủy hoại".

Mãn nhãn với biệt thự ‘ở tạm’ của đại gia Minh Nhựa

Mãn nhãn với biệt thự ‘ở tạm’ của đại gia Minh Nhựa

(VNF) - Xa hoa và tỉ mỉ đến từng chi tiết là những điều dễ cảm nhận nếu bạn ghé thăm căn biệt thự nằm ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) của doanh nhân Minh Nhựa.

Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

(VNF) - Theo các chuyên gia, miếng bánh cho vay tiêu dùng đang được định hình lại khi có thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới.

DN đồng loạt trả dự án đòi lại tiền: Ẩn chứa điều gì bất ổn?

DN đồng loạt trả dự án đòi lại tiền: Ẩn chứa điều gì bất ổn?

(VNF) - Theo nhận định của ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam, việc doanh nghiệp trả lại dự án bất động sản ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư về tỉnh Quảng Nam.