Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
"Nếu Nga đứng trước sự lựa chọn mất Crimea hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, họ sẽ chọn phương án thứ hai. Chúng ta đã áp dụng mọi biện pháp trừng phạt có thể để hạn chế Nga, vậy họ sẽ mất gì nếu chúng ta đáp trả bằng vũ khí hạt nhân? Họ sẽ tấn công trở lại, và điều đó có thể dẫn đến thế chiến thứ 3", tỷ phú Elon Musk viết trên Twitter.
Theo CEO hãng xe điện Tesla và Tập đoàn Công nghệ Hàng không Vũ trụ SpaceX, tầm quan trọng của Crimea đối với Nga có thể so sánh với tầm quan trọng của Hawaii và Trân Châu Cảng đối với Mỹ.
"Cho dù muốn hay không, Crimea vẫn được Nga coi là một phần lãnh thổ không thể tách rời vì đó là nơi đặt căn cứ hải quân phía nam của họ, rất quan trọng đối với an ninh quốc gia Nga. Việc Nga mất Crimea cũng giống như việc Mỹ mất Hawaii và Trân Châu Cảng”, vị tỷ phú nhấn mạnh thêm.
Elon Musk tin rằng nếu quân đội Nga "đối mặt với sự hủy diệt từ NATO, họ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, NATO sẽ đáp trả và ngày tàn của nền văn minh sẽ đến".
Trước đó, trong một bài đăng trên Twitter ngày 3/10 với tiêu đề "Hòa bình Ukraine-Nga”, vị tỷ phú Mỹ cũng đã đưa ra một số gợi ý nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Trong đó, vị tỷ phú cho rằng Ukraine nên công nhận bán đảo Crimea là một phần của Nga như giai đoạn từ năm 1783 đến khi cựu lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev quyết trao bán đảo này cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine vào năm 1954. Theo tỷ phú Elon Musk, quyết định khi đó của ông Khrushchev là "sai lầm".
Tiếp đó, ông chủ hãng xe điện Tesla cho rằng Ukraine nên đảm bảo cung cấp nước cho Crimea. Ukraine đã cắt nguồn cung nước vào năm 2014 sau khi người dân Crimea bỏ phiếu để tái gia nhập Liên bang Nga. Ngay sau khi Nga bắt đầu chiến dịch ở Ukraine, nguồn cung đã được khôi phục.
Cuối cùng, tỷ phú Mỹ cho rằng Ukraine cần cam kết duy trì vị thế trung lập, đây là điều mà Nga đã đề nghị từ lâu trước khi tiến hành chiến dịch quân sự hồi cuối tháng 2 vừa qua.
Loạt đề xuất của tỷ phú Elon Musk đã vấp phải loạt phản ứng gay gắt từ Ukraine và một số nước phương Tây.
Ở động thái liên quan, ngày 8/10, Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga thông báo, một chiếc xe tải đã bị nổ tung trên cầu cầu Kerch nối phần đất liền của Nga với bán đảo Crimea, làm sập hai phần đường đi về phía đông và làm bốc cháy một đoàn tàu chở các thùng nhiên liệu trên đường sắt liền kề của cây cầu. Vụ nổ khiến 3 người thiệt mạng.
Chủ tịch Ủy ban Điều tra Nga (RIC) Alexander Bastrykin cho biết dựa trên những dữ liệu đã có, RIC có thể đưa ra kết luận rõ ràng rằng đây là cuộc tấn công khủng bố do đặc nhiệm Ukraine lên kế hoạch.
Crimea là một bán đảo lớn ở châu Âu, nằm ngay phía nam đất liền của Ukraine và phía tây miền Kuban của Nga. Crimea đã trở thành một chủ thể hành chính của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3/2014 khi đại đa số cử tri Crimea đã bỏ phiếu tán thành ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Liên bang Nga. Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước Sáp nhập Crimea, hoàn tất tiến trình hợp nhất vùng lãnh thổ này vào Liên bang Nga. Nga khẳng định việc sáp nhập Crimea tuân thủ luật pháp quốc tế và hiến chương Liên hợp quốc, dựa trên nguyện vọng của người dân Crimea, trong khi chính quyền Ukraine vẫn coi bán đảo Crimea là phần lãnh thổ nhưng tạm thời bị chiếm đóng. Các nước Liên minh châu Âu đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Nga sáp nhập bán đảo Crimea, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây, kéo theo một loạt các lệnh trừng phạt dành nhằm vào Nga. Chính quyền Mỹ cũng đưa ra nhiều lệnh trừng phạt lên các cá nhân và thực thể Nga liên quan tới việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea. |
Xem thêm >> Nga: Công dân của các nước áp giá trần khí đốt sẽ phải trả giá
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.