'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đáng nói, giải pháp "giảm nhiệt" ngay ùn tắc là giãn chu kỳ đăng kiểm với xe dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải, thì Bộ GTVT vẫn chưa cho phép áp dụng.
Các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) ở cả Hà Nội và TP. HCM hiện không còn tình trạng phương tiện xếp hàng dài hay chủ xe xếp hàng lấy số hẹn. Tuy nhiên, cảnh vắng vẻ này chỉ là bên ngoài, phần lớn phương tiện đều phải chờ đợi trên dưới 1 tháng mới đến lượt kiểm định, do lịch hẹn đã kín trên ứng dụng (app) đăng kiểm.
Sáng 4/5, các TTĐK tại TP. HCM hoạt động trở lại bình thường, tình hình xếp hàng kiểm định ở một số TTĐK vẫn vắng vẻ đến mức khó tin. Tại TTĐK 50-04V ở phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (TP. HCM), tổng cộng chưa đến 10 phương tiện đang xếp hàng. Bên trong cánh cổng TTĐK, lượng xe chờ đến lượt kiểm định cũng thưa thớt.
Bảo vệ tại TTĐK 50-04V cho biết từ ngày kiểm định chuyển sang đăng ký qua app thì mỗi ngày trung tâm chỉ tiếp nhận đúng lượng xe đã được hệ thống ghi nhận, những xe đột xuất đến đăng ký không được tiếp nhận, nên đã giảm bớt tình cảnh chen lấn xếp hàng chờ đợi 2 - 3 ngày để đến lượt.
Tại TTĐK 50-03S trên Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, tình cảnh xếp hàng còn thưa thớt hơn. Mới khoảng 11 giờ mà lượng xe hầu như đã vắng vẻ, một số dây chuyền còn trống xe và tài xế thoải mái cho xe chạy thẳng vào vị trí sẵn sàng đến lượt.
Tuy nhiên, khi phóng viên đưa xe vào và đề nghị được kiểm định ngay, một đăng kiểm viên tại đây từ chối và cho biết chỉ tiếp nhận xe đã đăng ký qua app. Phóng viên tiếp tục nài nỉ vì thấy dây chuyền còn trống và lượng xe chờ không nhiều, nhưng vẫn bị nhân viên tại đây xua tay, lắc đầu.
Anh B.M.H, chủ xe gia đình biển số 50A-857.xx, cho biết: "Tình hình ở trạm thì vắng vẻ như vậy, một phần vì vừa trải qua kỳ nghỉ lễ, nhưng lý do chính là nhiều người chưa đặt được suất trên app. Hôm nay tôi đến kiểm định được là đã đặt sẵn và chờ đợi hơn 1 tháng rồi".
Anh Minh Long, chủ một doanh nghiệp vận tải tại Bà Rịa-Vũng Tàu, bức xúc: "Tình hình kiểm định mấy ngày gần đây vẫn còn nghẽn mạng và trục trặc. Nhiều phương tiện kinh doanh vận tải của công ty chúng tôi đã quá hạn nhưng vẫn chưa kiểm định được vì hôm trước đã bị hủy ngang do lỗi hệ thống, khi đăng ký lại thì đến tháng 6 mới chọn được lịch trống".
Phóng viên đã trực tiếp thao tác trên app để chọn lịch hẹn đăng kiểm. Trong số 12 TTĐK đang hoạt động tại TP. HCM chỉ có TTĐK 50-19D tại khu vực Tân Tạo (quận Bình Tân) là còn trống chỗ vào ngày 6/5 do vừa được mở cửa trở lại sau khi tạm đình chỉ. Những TTĐK còn lại đã kín lịch đến tận tháng 6. Đáng nói, những TTĐK ở các tỉnh lân cận như Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương cũng đều trong tình trạng quá tải, thậm chí có nhiều nơi kín lịch đến tháng 7.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, trước thời điểm xảy ra vụ án sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm, cả nước có 281 TTĐK với 491 dây chuyền kiểm định và 2.014 đăng kiểm viên hoạt động. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều TTĐK vi phạm trong kiểm định đã bị cơ quan công an các tỉnh, thành điều tra, khám xét, khởi tố và bắt giam trên 600 lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên các TTĐK, đã có 106 TTĐK phải dừng hoạt động để phục vụ công tác điều tra.
Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phối hợp các đơn vị liên quan để đưa 66 TTĐK hoạt động trở lại, nhưng các đơn vị này chỉ hoạt động với công suất tối thiểu do không có đủ lực lượng đăng kiểm viên. Hiện vẫn còn 40 TTĐK ngưng hoạt động.
Cuối tháng 3.2023, Bộ GTVT ban hành Thông tư 02/2023 cho phép miễn kiểm định lần đầu với xe cơ giới chưa qua sử dụng. Theo đó, hằng năm có khoảng 500.000 xe được miễn kiểm định mà không phải đến các TTĐK. Thống kê cho biết trung bình khoảng 6 - 12 xe/ngày tại mỗi TTĐK được cấp miễn mà không phải đưa xe đến TTĐK. |
Ngoài ra, Thông tư 02 giãn chu kỳ kiểm định với một số nhóm đối tượng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, phần lớn các phương tiện được áp dụng chu kỳ kiểm định mới đến hạn kiểm định vẫn phải đến các TTĐK để thực hiện kiểm định cấp Giấy chứng nhận và Tem kiểm định.
Trên thực tế, từ tháng 1/2023 khi ùn tắc đăng kiểm bùng phát nghiêm trọng đến nay, một số giải pháp tình thế đã được áp dụng như hỗ trợ nhân sự từ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; tuyển dụng đăng kiểm viên mới; trình sửa đổi Nghị định 139/2018 (về kinh doanh dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới). Nhưng thực tế cho thấy, ùn tắc tại các TTĐK có xu hướng gia tăng do năng lực hiện tại của các TTĐK không thể đáp ứng được.
Báo cáo Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết số lượng xe đến kỳ kiểm định chưa được kiểm định khoảng 800.000 xe. Số lượng phương tiện phải kiểm định trong 6 tháng tới khoảng 1,7 triệu xe. Tính chung tổng số lượng phương tiện phải kiểm định trong 6 tháng tới là 2,5 triệu xe.
Trong khi đó, năng lực kiểm định của 241 TTĐK (384 dây chuyền) đang hoạt động chỉ xử lý được khoảng 550.000 xe mỗi tháng. Để giải quyết dứt điểm tình trạng tồn đọng, ùn tắc theo tính toán của Cục Đăng kiểm Việt Nam cần ít nhất 6 tháng, chưa kể trường hợp phương tiện phải kiểm định lại. Khu vực Hà Nội và TP. HCM mật độ phương tiện cao hơn sẽ phải kéo dài thời gian hơn. Thực tế, ùn tắc đã và đang diễn ra tại 184 TTĐK ở 43 tỉnh, thành phố. Đặc biệt 2 tỉnh Bắc Kạn và Hòa Bình mỗi tỉnh chỉ có 1 TTĐK nhưng đều đang dừng hoạt động.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, sốt ruột cho biết tình trạng ùn tắc đăng kiểm kéo dài đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, đặc biệt là hàng hóa. Chủ phương tiện đặt lịch hẹn đăng kiểm phải chờ trên dưới 1 tháng, chưa kể nhiều trường hợp phương tiện đăng kiểm không đạt phải quay lại lần 2 càng kéo dài thời gian, làm đình trệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
"Đầu tháng 4/2023, Hiệp hội Vận tải đã có văn bản kiến nghị Bộ trưởng Bộ GTVT về việc cho phép giãn chu kỳ kiểm định với xe không kinh doanh vận tải từ 9 chỗ ngồi trở xuống ngay từ chu kỳ kiểm định hiện tại. Tuy nhiên, kiến nghị này chưa được Bộ GTVT xem xét chỉ đạo", ông Quyền cho biết.
Xây dựng ứng dụng để chủ xe đăng ký giãn, hoãn đăng kiểm Ngày 4/5, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với các bộ, ngành, đại diện hiệp hội, chuyên gia, nhà quản lý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2018. Phó thủ tướng đề nghị Bộ GTVT xây dựng ứng dụng (app) hoặc tích hợp vào cổng dịch vụ công của Bộ để chủ xe đủ tiêu chuẩn giãn, hoãn đăng kiểm được đăng ký và các cơ quan chức năng có thể tra cứu trực tuyến; kết nối dữ liệu để khắc phục tình trạng 1 phương tiện đăng ký kiểm định ở nhiều trung tâm hoặc 1 cá nhân đăng ký kiểm định nhiều phương tiện khác nhau. Đồng thời, Bộ GTVT cần cân nhắc chu kỳ đăng kiểm trên cơ sở phù hợp giữa tiêu chuẩn kỹ thuật của ô tô hiện nay; tăng cường các biện pháp hành chính, kỹ thuật với xe cũ; phân định yêu cầu kiểm định ô tô tư nhân và ô tô hoạt động kinh doanh dựa trên số km thực tế; quy định chặt chẽ, kiểm soát nghiêm ngặt việc hoán cải xe cơ giới theo hướng xác định rõ trách nhiệm từ khâu thiết kế kỹ thuật, thực hiện, giám định… Mai Hà |
Tới ngày 26/4, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam tiếp tục đồng kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Ông Quyền cho biết Chính phủ đang chỉ đạo xem xét xử lý kiến nghị của 2 hiệp hội.
Trong báo cáo mới nhất lên Bộ GTVT ngày 28/4, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đồng thuận kiến nghị của 2 hiệp hội, đề nghị Bộ GTVT kiến nghị lên Thủ tướng sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư 16/2021 theo trình tự rút gọn, áp dụng ngay việc giãn chu kỳ đăng kiểm với xe không kinh doanh dưới 9 chỗ.
Thống kê cho thấy, số lượng ô tô chở người dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) đến hạn kiểm định hằng tháng chiếm từ 33 - 43%, nhất là khu vực Hà Nội và TP. HCM. Đây là nhóm phương tiện cá nhân, cường độ sử dụng không nhiều, được chăm sóc, bảo dưỡng đầy đủ. Tỷ lệ đạt ngay từ lần kiểm định đầu tiên của loại phương tiện này rất cao (khoảng 95%).
Nếu loại xe này được áp dụng giãn chu kỳ kiểm định sẽ giúp các TTĐK tập trung nhân lực và cơ sở phục vụ chủ yếu cho xe kinh doanh vận tải, giảm thiệt hại cho các doanh nghiệp. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện nhiều TTĐK phải đặt lịch hẹn kiểm định cho người dân kéo dài đến nhiều tháng, gây thiệt hại lớn cho người dân và doanh nghiệp như vẫn phải đóng phí sử dụng đường bộ, phí bến bãi trong khi xe không thể sử dụng, thậm chí bị hủy hợp đồng vận chuyển... Tình trạng trên không sớm được giải quyết sẽ đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
"Nếu giải pháp giãn chu kỳ với xe cá nhân dưới 9 chỗ được thực hiện, theo tính toán thời gian giải quyết được tình trạng ùn tắc khoảng hơn 1 tháng tính từ thời điểm áp dụng. Đây là giải pháp duy nhất đến thời điểm hiện nay để giải quyết dứt điểm ùn tắc tại các TTĐK trong thời gian sớm nhất", Cục Đăng kiểm Việt Nam nêu.
Ông Uông Việt Dũng, Chánh văn phòng Bộ GTVT, cho biết trước đó việc sửa đổi Thông tư 02 không quy định giãn chu kỳ với xe dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải. Trên cơ sở đề xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ GTVT đang xin ý kiến các bộ ngành, trong đó có Bộ Tư pháp, để trình Chính phủ sửa đổi Thông tư 16 theo quy trình rút gọn, nhằm có giải pháp cấp bách để giảm ùn tắc đăng kiểm, tạo thuận lợi cho người dân.
Trao đổi với Thanh Niên về việc vì sao Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị áp dụng giãn chu kỳ với xe dưới 9 chỗ không kinh doanh từ đầu tháng 4 nhưng chưa được Bộ GTVT xem xét, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết chưa thể áp dụng ngay do Bộ GTVT phải trình lên Chính phủ sửa đổi Thông tư 16, nên cần thời gian.
Không nên phạt xe quá hạn đang đi đăng kiểm Mục tiêu ban hành Thông tư 02 để thay đổi chu kỳ đăng kiểm bao gồm cả 2 yếu tố: đưa chu kỳ đăng kiểm về hợp lý hơn, giảm số lần xe phải đi đăng kiểm. Lẽ ra khi ban hành Thông tư 02 phải áp dụng ngay việc giãn chu kỳ với xe cá nhân dưới 9 chỗ, nếu thế đến nay vấn nạn ùn tắc đã được giải quyết gần ổn. Nhưng Cục Đăng kiểm Việt Nam lý giải là vi phạm luật hồi tố nên chưa thể áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay tắc nghẽn đăng kiểm quá nguy hiểm, xe kinh doanh vận tải phải đắp chiếu ở nhà, không chỉ ảnh hưởng các doanh nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế. Nếu không áp dụng giãn chu kỳ với xe cá nhân, nhường chỗ cho xe kinh doanh thì hệ lụy rất lớn, phải điều chỉnh càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, nhiều ô tô quá hạn đăng kiểm nhưng chưa đến lịch kiểm định, khi đến lịch hẹn, người dân đưa xe đến các TTĐK lo lắng có thể bị kiểm tra, xử phạt trên đường. Bộ GTVT và Bộ Công an nên có sự trao đổi, thống nhất không xử phạt các xe hết hạn đăng kiểm đang trên đường đến trạm đăng kiểm đã đặt lịch hẹn từ trước. Ông Khương Kim Tạo (nguyên Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia) |
Sớm ban hành Nghị định 139 sửa đổi Nghị định 139 sửa đổi cũng cần sớm thông qua để có thể giảm áp lực cho đăng kiểm như cho phép các trung tâm bảo dưỡng được tham gia đăng kiểm, bỏ quy định giới hạn năng suất kiểm định trên mỗi dây chuyền… Ngoài ra, Nghị định 139 quy định các TTĐK vi phạm phải dừng hoạt động 36 tháng, thời gian này là quá dài. Đề nghị sửa theo hướng sau khi cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật, thì cho phép sử dụng cơ sở mặt bằng, máy móc thiết bị và bố trí nhân sự, khắc phục các lỗi vi phạm để hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất. Với các TTĐK đang hoạt động, cần tăng thời gian cả thứ bảy, chủ nhật, có chế độ làm thêm giờ cũng như quy định mức phí phù hợp với các loại xe miễn kiểm định hoặc giãn chu kỳ. Ông Nguyễn Văn Quyền (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam) |
Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất với các xe dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải được áp dụng giãn chu kỳ sẽ được cấp văn bản điện tử. Điều này nhằm đáp ứng luật Giao thông đường bộ quy định người lái xe tham gia giao thông phải mang theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Việc không có văn bản xác nhận về thời hạn kiểm định lần tới sẽ gây khó khăn cho người lái xe và lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông.
Ngoài ra, Nghị định 100/2020 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định xử phạt người lái xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng. Việc không có quy định cho phép cơ quan quản lý về đăng kiểm có văn bản xác nhận thời hạn kiểm định lần tới sẽ dẫn đến khó khăn vướng mắc khi thực hiện các quy tắc về xử phạt hành chính.
Khi xảy ra sự cố phương tiện nếu không có văn bản xác nhận thời hạn kiểm định lần tới sẽ dẫn đến không xác định được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan theo bộ luật Hình sự và trách nhiệm bồi thường dân sự, trách nhiệm bồi thường của cơ quan bảo hiểm…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.