Ứng dụng AI chế thuốc chữa bệnh: Nhanh khó tin, lợi nhuận không tưởng

Quốc Anh - 13/05/2023 23:01 (GMT+7)

(VNF) - Ứng dụng AI trong nghiên cứu thuốc chữa bệnh được nhiều chuyên gia đánh giá là một bước tiến lớn trong ngành dược phẩm. Biện pháp này không chỉ rút ngắn rất nhiều thời gian mà còn có thể tiết kiệm hàng chục tỷ USD cho các công ty dược trên thế giới.

VNF
Ngành dược phẩm có thể tiết kiệm hàng chục tỷ USD nhờ ứng dụng AI

Thông thường, để nghiên cứu ra một loại thuốc sẽ mất nhiều năm tìm kiếm đúng các phân tử thuốc, sau đó tạo ra một hợp chất rồi đem đi phân tích, sàng lọc, thử nghiệm về độ an toàn và hiệu quả.

Thế nhưng, chỉ với một loại thuốc thử nghiệm mua với giá 4 tỷ USD từ một công ty khởi nghiệp tại Boston, Công ty Dược phẩm Takeda của Nhật Bản đã thành công nghiên cứu ra một hợp chất chữa bệnh vẩy nến trong vòng 6 tháng nhờ sử dụng linh hoạt trí tuệ nhân tạo.

Loại thuốc này hiện được gọi là TAK-279, đã trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm trên người thành công. TAK-279 được nghiên cứu với mục đích điều trị bệnh vẩy nến và một vài bệnh hay gặp khác như rối loạn tiêu hoá.

Dự kiến vào tháng sau, hợp chất được AI và các thuật toán chọn ra từ hàng nghìn phân tử tiềm năng sẽ chuyển sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng. Nếu thành công, đây là là một trong những loại thuốc đầu tiên được phát triển dưới sự trợ giúp trực tiếp của AI.

AI đem lại lợi nhuận không tưởng

Các nhà phân tích cho rằng, nếu thành công, ước tính liều thuốc sẽ có thể đưa về cho Takeda doanh thu 500 tỷ yên (3,7 tỷ USD)/năm.

Theo dự báo của Ngân hàng Morgan Stanley, trong thập kỷ sắp tới, việc sử dụng AI trong quá trình phát triển thuốc không chỉ đẩy nhanh tốc độ sản xuất, mà còn có thể tạo ra thêm 50 liệu pháp khác nhau tương đương với 50 tỷ USD doanh thu.

Công ty nghiên cứu Deep Pharma Intelligence ước tính, các khoản đầu tư đổ vào các công ty nghiên cứu thuốc ứng dụng AI đã tăng gấp 3 lần trong 4 năm qua, đạt 24,6 tỷ USD vào năm 2022.

Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược cũng đang dần thể hiện sự quan tâm đối với biện pháp ứng dụng trí tuệ thông minh này. Lấy ví dụ như vào tháng 1/2022, Công ty Dược phẩm Sanofi đã đồng ý trả trước cho Exscientia Plc (đơn vị phát triển thuốc bằng AI) 100 triệu USD để nghiên cứu phát triển các loại thuốc mới.

Đồng thời, Sanofi yêu cầu Exscientia Plc phát triển tối đa 15 loại thuốc có khả năng chữa ung thư và miễn dịch học, đối với các giao dịch quan trọng cần gấp để nghiên cứu các loại thuốc mới, Sanofi sẵn sàng trả thêm 5,2 tỷ USD.

Hiện nay, các công ty dược phẩm toàn cầu đều đang có xu hướng cố gắng tiếp cận AI bằng cách ký hợp đồng với các công ty khởi nghiệp có nền tảng về kỹ thuật số kết hợp với nhiều dữ liệu được nghiên cứu bởi các nhà khoa học. Mục đích của các doanh nghiệp này là có thể cắt giảm chi phí sản xuất cũng như đẩy nhanh thời gian hoàn thiện và đưa sản phẩm ra thị trường.

Thời gian chế tạo thuốc được rút ngắn đáng kể

Đối với các phương pháp truyền thống, để đưa ra thị trường một loại thuốc mới sẽ tiêu tốn gần 3 tỷ USD và khoảng 90% các loại thuốc thử nghiệm đều thất bại. Do đó có thể thấy, áp dụng AI không chỉ giúp đem lại lợi nhuận không tưởng, mà còn đẩy nhanh quá trình sản xuất.

Việc sử dụng công nghệ để chọn ra các phân tử thuốc phù hợp sẽ giúp rút ngắn hàng trăm cuộc thí nghiệm kéo dài trong nhiều năm mới có thể hoàn thành.

Trước đó, Công ty Dược Big Pharma đã dành thời gian nghiêm túc đầu tư vào AI và Machine Learning. Năm 2018, Google DeepMind, đơn vị trí tuệ nhân tạo của Google, đã thành công sản xuất và vận hành một chương trình AI mang tên AlphaFold để dự đoán các hình dạng 3 chiều mà protein có thể gấp thành (yếu tố cơ bản xác định bệnh tật).

Nhờ đó, một trong những vấn đề nan giải nhất trong sinh học đã được giải quyết, giúp các nhà khoa học thu hẹp các phân tử được chọn để tạo ra một loại thuốc ức chế các bệnh tật. Ông Eric Topol, một nhà sáng lập kiêm Giám đốc Viện nghiên cứu Scripps tại California, nhận định việc khẳng định cấu trúc của protein hiện chỉ mất vài giây nhờ sử dụng công nghệ AlphaFold.

Một dẫn chứng khác chứng minh cho việc AI giúp rút ngắn thời gian là trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Tại thời điểm này, ngành dược phẩm đang gấp rút phát triển vũ khí chống lại một loại virus không xác định và lây lan với tốc độ chóng mặt theo từng giờ.

Chính giai đoạn này, Pfizer Inc đã hợp tác với BioNTech SE và quyết định chuyển sang sử dụng AI để phát triển vắc xin Comirnaty. Công ty cũng mở rộng quan hệ đối tác với XtalPi Inc, công ty nghiên cứu thuốc bằng AI có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc), nhằm tăng tốc công thức hóa học của thuốc điều trị Covid-19 có tên là Paxlovid. 

Cả hai loại thuốc và vắc xin trên đều được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt trong vòng chưa đầy hai năm, nhanh hơn nhiều so với quãng thời gian 10 năm mà hầu hết các loại thuốc thông thường cần để đưa ra thị trường. 

Ai: “Ưu việt” nhưng vẫn còn những nỗi lo

Mặc dù AI có thể giúp ích nhiều trong việc phát triển thuốc, song các nhà khoa học vẫn cần thực hiện các công việc tuyền thống như phân tích, sàng lọc, thử nghiệm, nghiên cứu các phân tử được chọn.

Hợp chất chữa vẩy nến mà Takeda phát triển tuy có tốc độ nhanh hơn nhiều so với phương pháp thông thường, nhưng vẫn cần thêm nhiều thời gian thử nghiệm lâm sàng trên người. Chưa hết, AI vẫn tiềm ẩn nhiều hạn chế khác, chẳng hạn như không thể dự đoán hiệu quả và tác dụng phụ của từng hợp chất.

Do đó, dù đang được ứng dụng linh hoạt trong vô cùng nhiều ngành nghề bởi sở hữu nhiều tính năng ưu việt, song, để trí tuệ nhân tạo có thể hoàn toàn thay thế vai trò của con người có lẽ vẫn còn là một chặng đường dài.

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.