'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong thời gian gần đây giới doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đã quan tâm nhiều tới IoT. Nhiều báo cáo đã nêu ví dụ hàng tỷ, thậm chí hàng nghìn tỷ thiết bị đã được kết nối với nhau, mở ra cơ hội thay đổi mọi hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, IoT vẫn còn vấp phải rất nhiều rào cản như: có rất ít sáng kiến vượt qua khỏi giai đoạn thí điểm, mô hình kinh doanh chưa phát triển đủ mức để duy trì hạ tầng IoT lâu dài, và bối cảnh chính trị còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo báo cáo "Internet Vạn Vật: Từ truyền thông đến hiện thực" của Nhóm Ngân hàng Thế giới, cho đến nay, các nước vẫn chưa có nhiều khung chính sách, thể chế rõ ràng, tạo thuận lợi cho IoT như các quy định, quy chế về kiểm định tại chỗ, dữ liệu hay bảo mật.
Dữ liệu là yếu tố trọng tâm của IoT nhưng việc hiểu biết về giá trị cũng như quản lý dữ liệu chưa thống nhất. Đặc biệt, hạ tầng riêng phục vụ IoT vẫn là một rào cản lớn, ngay cả tại những nước phát triển.
Hơn nữa, hầu hết các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp tư nhân còn thiếu kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng quản lý, nhất là kỹ năng phân tích.
Đồng thời báo cáo cũng đưa ra đề xuất với chính phủ các nước bởi chính phủ giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sự thành, bại của các sáng kiến IoT.
Theo đó, lãnh đạo biết khơi nguồn cảm hứng là một yếu tố quan trọng để khởi động dự án, thúc đẩy tiến độ và duy trì đà phát triển; mô hình đô thị thông minh là động lực chính của các chương trình IoT.
Ngoài ra, chú trọng yếu tố địa phương cũng như phát triển mô hình bền vững thông qua đối tác công tư cũng sẽ giúp ứng dụng IoT thành công.
Báo cáo đề xuất rằng Nhà nước cần chủ động, liên tục tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, tạo cân bằng về thể chế, đảm bảo sự phù hợp với định hướng chung và các mục tiêu chiến lược.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích xây dựng các chương trình, cơ chế hợp tác nhà nước - tư nhân - viện, trường cũng như nghiên cứu, ứng dụng các mô hình kinh doanh tại chỗ.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy sự năng động của khối kinh tế tư nhân khi đi trước một vài bước, khối nhà nước và Chính phủ bắt nhịp chậm hơn trong làn sóng IoT này. Tuy nhiên, trước sức ép của đổi mới sáng tạo, các nhà hoạch định chính sách buộc phải đối phó với áp lực này, đồng thời cởi mở hơn.
Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định: "Bằng những chính sách đúng đắn, Việt Nam đang từng bước áp dụng IoT vào cuộc sống thực tế và bước đầu ghi nhận một số thành quả như nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, thành phố thông minh".
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể đưa Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển bằng cách đưa IoT vào cuộc sống.
IoT được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2018, khi ngày càng nhiều thiết bị được kết nối Internet mỗi ngày. Trong đó các ngành bán lẻ, chăm sóc y tế và chuỗi cung ứng có thể sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất xét về IoT.
Theo ước tính của các chuyên gia công nghệ thông tin, cuộc cách mạng internet vạn vật kết nối sẽ chứng kiến gần 50 tỷ thiết bị được kết nối internet vào năm 2020, tương đương với việc mỗi người trên thế giới sẽ có 6 thiết bị kết nối.
Trang mạng Business Insider dự đoán nguồn vốn kinh doanh chi cho các giải pháp IoT sẽ chạm mức 6.000 tỷ USD vào năm 2021. Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đổ tiền vào khai thác các tiềm năng của công nghệ IoT nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng trong hầu như tất cả các ngành.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.